Uy linh tiên
Uy linh tiên hay còn gọi là Dây móc thông, Dây ruột gà, thuộc họ Mao lương với danh pháp khoa học là Ranunculaceae. Trong những năm gần đây, Uy linh tiên ngày càng trở nên quen thuộc trên thị trường thực phẩm nước ta. Uy linh tiên là cây dược liệu quý, có tác dụng hành khí, trừ phong thấp, chỉ tý thống và thông kinh lạc. Với các đặc tính dược lý đa dạng, dược liệu này được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như đau nhức xương khớp, chân tay tê bại, nấc cụt, vàng da do viêm gan siêu vi, tổn thương dây thần kinh.
Để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Uy linh tiên cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.
Thông tin chung
- Tên tiếng Việt: Uy linh tiên, Dây móc thông, Dây ruột gà.
- Tên khoa học: Clematis sinensis Osbeck
- Họ: Mao lương (Ranunculaceae).
- Công dụng: Thân và rễ sắc uống giúp tiêu hoá, thông tiểu, lợi sữa. Rễ trị thiên đầu thống, thần kinh mặt bị tê liệt, chân tay yếu mỏi, co giật gân, nấc nghẹn, chữa hóc xương cá.
Mô tả cây Uy linh tiên
Cây thân leo, mọc thành bụi, dài hàng mét. Thân nhẵn, có cạnh và khía dọc.
Lá kép mọc đối, có 5 lá chét hình bầu dục, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu nhọn, hai mặt nhẵn hoặc có lông thưa; cuống lá dài xoắn vặn.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim; hoa màu trắng, đài có 5 răng có lông ở mép, nhị nhiều.
Quả bế, hình trứng dẹt, tận cùng bằng một vòi nhụy dài gấp 6 – 10 lần bầu, có lông màu vàng nhạt.
Mùa hoa vào tháng 6 – 8; mùa quả vào tháng 9 – 11. loại dây leo, mọc thành bụi, dài hàng mét. Thân nhẵn, có cạnh và khía dọc. Lá kép mọc đối, có 5 lá chét hình bầu dục, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu nhọn, hai mặt nhẵn hoặc có lông thưa; cuống lá dài xoắn vặn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim; hoa màu trắng, đài có 5 răng có lông ở mép, nhị nhiều. Quả bế, hình trứng dẹt, tận cùng bằng một vòi nhụy dài gấp 6 – 10 lần bầu, có lông màu vàng nhạt.
Mùa ra hoa: tháng 6 – 8; mùa quả : tháng 9 – 11.
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Phân bố:
Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi, thường gặp ở ven rừng, bờ nương rẫy.
Thu hái – sơ chế:
Có thể thu hái quanh năm vì uy linh tiên mọc rất nhiều rễ, mỗi cụm rễ có khoảng vài trăm sợi và chiều dài có khi lên đến 60cm. Tuy nhiên chỉ dùng loại rễ rậm dài, bề ngoài đen sẫm, bên trong có màu trắng và rắn chắc. Các loại rễ không đủ chất lượng thường không có đặc tính dược lý nên ít khi được sử dụng để làm thuốc.
Rễ sau khi hái về thường được rửa sạch, thái mỏng và đem phơi khô. Ngoài ra dược liệu còn được bào chế theo các cách sau:
Rửa sạch rễ, loại bỏ rễ con và tạp chất. Sau đó ngâm rễ với nước cho đến khi mềm, vớt rễ ra để cho ráo rồi cắt thành từng khúc (dài khoảng 2cm). Đem rễ phơi khô dùng dần hoặc tẩm rượu, sao nhỏ với lửa cho khô hoàn toàn (theo Trung Y).
Rễ sau khi rửa sạch đem ủ kín trong nửa ngày (khoảng 12 giờ đồng hồ), sau đó cắt khúc và đem phơi khô (theo kinh nghiệm Việt Nam).
Ngoài ra có thể dùng rễ tẩm mật, gừng, giấm hoặc rượu, sao qua và để dùng dần.
Bộ phận sử dụng của Uy linh tiên
Rễ. Mỗi năm mọc nhiều rễ, lâu năm mọc thành một khóm rậm rạp, có hàng trăm sợi, dài đến 60cm.
Dùng thứ rễ nhiều, rậm dài, đen sẫm, nhục trắng, chất chắc (tục gọi ‘Chiết ước Uy linh tiên’) là tốt nhất, còn thứ khác nữa nhưng không dùng làm thuốc được.
Thành phần hóa học
Uy linh tiên chứa các thành phần hóa học như đường, phenol, saponin, oleanolic acid, sterol, anemonol, acid chrysophanic, anemonin, tannin, acid amin, acid hữu cơ.
Tác dụng của Uy linh tiên
Theo y học cổ truyền
Tính vị:
Vị mặn, cay, tính ôn.
Vị đắng, tính ôn, không độc (theo Sách Khai bảo bản thảo).
Vị cay, độc ít, tính ôn (theo Sách Bản kinh phùng nguyên).
Qui kinh:
Quy vào kinh Bàng quang.
Công dụng: Tác dụng thông kinh lạc, trừ phong thấp, chỉ tý thống và hành khí.
Chủ trị: Đau nhức xương khớp, tiểu khó, tê bì chân tay,…
Theo y học hiện đại
Tác dụng kháng histamine đối với cơ ruột ruột thỏ và có tác dụng lợi mật.
Tác dụng bảo vệ tuyến yên, hạn chế tình trạng thiếu oxy và giảm nguy cơ thiếu máu cơ tim.
Dược liệu có khả năng thư giãn nhờ vào khả năng kháng histamin.
Thực nghiệm ở chó cho thấy nước sắc uy linh tiên có tác dụng tăng nhu động thực quản.
Hoạt chất Anemonin trong dược liệu có tác dụng xung huyết niêm mạc và gây mụn phỏng ngoài da.
Nước sắc từ rễ uy linh tiên có tác dụng ức chế trực khuẩn lị Shigella, tụ cầu vàng, nấm, vi khuẩn gram dương và gram âm.
Liều lượng và cách dùng Uy linh tiên
Uy linh tiên được dùng ở dạng điều trị tại chỗ, sắc uống, tán bột làm hoàn,… Có thể sử dụng dược liệu đơn lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để gia tăng tác dụng. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 6 – 12g.
Bài thuốc chữa bệnh từ Uy linh tiên
1. Bài thuốc trị lưng đau gối mỏi và đau nhức xương khớp do phong thấp
Cách 1: Dùng 3 – 6g bột uy linh tiên uống với rượu ấm, ngày dùng 2 lần.
Cách 2: Sử dụng quế tâm, đương quy và uy linh tiên sắc uống, giúp giảm đau lưng do té ngã hoặc phong thấp.
Cách 3: Chuẩn bị khương hoạt, quế chi, phụ tử và uy linh tiên mỗi thứ 6g. Đem sắc uống hằng ngày để giảm đau lưng mỏi gối và viêm khớp mãn tính.
2. Trị hóc xương cá với uy tinh tiên
Cách 1: Dùng 30g dược liệu sắc đặc và uống với giấm.
Cách 2: Chuẩn bị sa nhân 3g và uy linh tiên 10g, đem sắc và dùng nước uống.
3. Bài thuốc trị nấc cụt
Chuẩn bị: Mật ong và uy linh tiên mỗi thứ 30g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống.
4. Bài thuốc trị đau bụng dưới do khí trệ ở phụ nữ
Chuẩn bị: Mộc hương, quế tâm, mộc hương và đương quy mỗi thứ 20g, uy linh tiên 40g.
Thực hiện: Đem các vị tán bột, mỗi lần dùng 4g uống với rượu nóng.
5. Bài thuốc trị táo bón, đại tiện khó và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Chuẩn bị: Nhũ hương, uy linh tiên và chỉ xác mỗi thứ 40g.
Thực hiện: Tán bột và vo thành hoàn. Mỗi ngày dùng 12 – 16g uống cùng với nước cơm.
6. Bài thuốc trị đau bao tử cơ năng
Chuẩn bị: Uy linh tiên 10g và 1 quả trứng gà.
Thực hiện: Đem sắc dược liệu, sau đó thêm trứng gà vào và trộn uống.
7. Bài thuốc trị sỏi mật
Chuẩn bị: 30 – 60g uy linh tiên
Thực hiện: Đem sắc uống hằng ngày
8. Bài thuốc trị sang lở và hắc lào
Chuẩn bị: Một nắm rễ uy linh tiên tươi
Thực hiện: Giã nát và đắp ở ngoài da
9. Bài thuốc trị chứng khó tiêu, táo bón, tân dịch khô ở người cao tuổi
Chuẩn bị: Hoàng kỳ và chỉ thực 40g và uy linh tiên 20g.
Thực hiện: Đem các vị tán bột, sau đó trộn với mật làm thành hoàn (hoàn to bằng hạt ngô đồng). Mỗi lần dùng 20 viên uống cùng với nước sắc sinh khương.
10. Bài thuốc trị chân tay co rút, viêm đa khớp và đau nhức xương khớp
Chuẩn bị: Hoàng bá, hải phong đằng, uy linh tiên, phòng kỷ, đào nhân, nhũ hương, bạch chỉ, xuyên khung, độc hoạt và tần giao mỗi thứ 12g.
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày.
11. Bài thuốc trị chứng phong tê thấp
Chuẩn bị: Thiên niên kiện, tỳ giải, cẩu tích, uy linh tiên, thổ phục linh, cỏ xước và cốt toái bổ mỗi thứ 10 – 15g.
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày.
12. Bài thuốc chữa đau dây thần kinh cổ và cánh tay
Chuẩn bị: Hoàng kỳ, bạch thược, uy linh tiên, sinh khương và đương quy mỗi thứ 12g, đại táo 10g, cát căn, mộc qua và độc hoạt mỗi thứ 15g, cam thảo 6g và quế chi 8g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống, dùng mỗi ngày 1 thang.
13. Bài thuốc chữa đau thần kinh hông
Chuẩn bị: Chỉ xác, trần bì, quế chi, phòng phong và tế tân mỗi thứ 8g, độc hoạt, tang ký sinh, xuyên khung, uy linh tiên, đan sâm và ngưu tất mỗi thứ 12g.
Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
14. Bài thuốc trị vàng da do viêm gan cấp
Chuẩn bị: Một lượng bột uy linh tiên.
Thực hiện: Mỗi lần dùng 12g trộn với trứng gà, thêm dầu vừng và rán lên ăn. Ngày ăn 3 lần liên tục trong 3 ngày.
15. Bài thuốc trị ngứa da, chốc lở, chàm và hắc lào
Cách 1: Dùng uy linh tiên giã nát, sau đó ngâm với rượu/ giấm trong 10 ngày và dùng nước thoa lên da.
Cách 2: Dùng cành non của uy linh tiên giã nát, ngâm với cồn 700 và dùng nước bôi.
Lưu ý khi sử dụng Uy linh tiên
Không nên dùng cho người huyết hư gân co và không phong thấp thực tả.
Lá của cây có thể gây sưng da, sẹo tím và nổi mụn phỏng.
Người suy nhược khí, huyết hư nên thận trọng khi dùng.
Bảo quản Uy linh tiên
Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp và mối mọt.
Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Uy linh tiên. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm