lcp

Vải không dệt: Ứng dụng của vải không dệt trong cuộc sống hiện nay


ải không dệt đang ngày càng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực của cuộc sống. Loại vải này hiện nay thông dụng đối với cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực hoạt động và sản xuất như: may đồng phục y khoa, khẩu trang y tế, sản xuất mặt nạ làm đẹp, làm nguyên liệu trong các công ty may mặc, may túi môi trường,...

vải không dệt

Vải không dệt là gì?

vải không dệt

Vải không dệt được sản xuất không bằng các phương pháp dệt thông thường

Vải không dệt 

Vải không dệt là loại vải có cấu tạo từ các hạt nhựa tổng và các thành phần bổ sung khác. Chúng được làm bằng cách liên kết các nguyên liệu trên lại với nhau bằng các chất kết dính hoặc bằng nhiệt cơ khí từ các thiết bị chuyên dụng qua một quy trình kéo sợi để cho ra những tấm vải mỏng nhẹ, xốp và có độ bền rất cao.

Toàn bộ quy trình tạo thành một tấm vải không dệt hoàn toàn không sử dụng các phương pháp dệt như các loại vải thông thường. Bởi vậy, nó được gọi với cái tên là vải không dệt.

Nguồn gốc 

Vải không dệt được tạo ra một cách khả ngẫu nhiên bởi một số các vị lữ hành khi đi ngang qua các vùng sa mạc. Để tránh đau chân, những người này đã đặt một búi len lên trên các chiếc dép của họ. Sau đó, các sợi vải này vô tình được đan và cài vào nhau do tác động của lực bàn chân, nhiệt độ và độ ẩm cao trong không khí.

nguồn gốc vải không dệt

Vải không dệt được sản xuất lần đầu vào thế kỷ 19

Đến thế kỷ 19, Anh trở thành đất nước đứng đầu trong ngày công nghiệp sản xuất hàng dệt may. Trong quá trình sản xuất dệt may, có một lượng rất lớn chất xơ bị bỏ đi trong khi cắt vải. Một kỹ sư dệt may có tên là Garnett đã phát hiện ra điều này. Từ đó, ông này đã chế tạo ra một dụng cụ đặc biệt giúp chế tạo xơ thừa thành các sợi và dùng nó để làm ruột gối. 

Tiếp theo đó, người kỹ sư này tiếp tục cải tiến chúng bằng cách dính các sợi vải lại với nhau bằng một loại keo kết dính. Đây chính là nguồn gốc cho sự ra đời của vải không dệt, một loại vải đang được rất ưa chuộng hiện nay.

Quy trình sản xuất 

Polypropylene là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra vải không dệt. Chất này được làm từ nhựa cây. Cụ thể, người ta sẽ dùng một chiếc máy để trộn các hạt polypropylene lại với nhau, sau đó chúng sẽ được chuyển sang máy cán để kết hợp cùng với các hóa chất trơ và được xử lý nhiệt để thu được các thành phần vải không dệt hoàn chỉnh.

Ưu nhược điểm của vải không dệt

vải không dệt là gì

Vải không dệt có nhiều ưu điểm so với các loại vải thông thường khác

Ưu điểm 

Vải không dệt có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Thân thiện với môi trường: vải không dệt có ưu điểm lớn là nó rất an toàn và là một vật liệu rất thân thiện với môi trường. Loại vải này có thể tự phân hủy sau 2 đến 5 năm ở môi trường tự nhiên và không gây ra bất kỳ sự ô nhiễm nào đối với môi trường.
  • Khả năng chịu lực tốt: loại vải này không những nhẹ, thoáng khí, thấm hút tốt mà còn có khả năng chịu lực rất tốt. Vải không dệt tương đối bền và có thể chịu tải trọng lên đến 3 - 10kg.
  • Giá thành rẻ: chất liệu vải không dệt có giá thành rẻ hơn so với các chất liệu vài khác như: vải dệt, vải giấy,... Bởi vậy, sử dụng vải không dệt có thể giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
  • Đa dạng màu sắc: vải không dệt còn có một ưu điểm nữa đó là nó có màu sắc rất đa dạng và tự nhiên. Ngoài ra, việc in ấn với vải không dệt cũng rất dễ dàng và có thể thoải mái sáng tạo ra nhiều các sản phẩm độc đáo khác nhau.

Nhược điểm của vải không dệt 

Song song đó, vải không dệt vẫn sẽ có những hạn chế nhất định gồm:

  • Tuổi thọ thấp: do tính chất thấm hút tốt và dễ bị phân hủy trong môi trường tự nhiên, nên vải không dệt thường sẽ có thời gian sử dụng không lâu.
  • Khó bảo quản: việc bảo quản chất liệu vải này tương đối khó khăn vì nó rất dễ bị biến đổi tính chất khi tiếp xúc với nước.

Ứng dụng của vải không dệt

ứng dụng vải không dệt

Vải không dệt có nhiều ứng dụng hữu ích trong cuộc sống hiện nay

Trong nông nghiệp

Loại vải không dệt thường được dùng để sản xuất các tấm vải để che côn trùng, chống sâu bọ và chống khuẩn cho các loại cây trồng. Ngoài ra, loại vải này còn được dùng để sản xuất thành các tấm nhựa dùng để gieo hạt.

Trong y tế 

Trong lĩnh vực y tế, rất cần những sản phẩm có khả năng tiếp xúc với da an toàn và phân hủy nhanh sau khi sử dụng. Bởi vậy, loại vải này hữu ích trong việc sản xuất các loại áo cách ly, áo phẫu thuật,... dành cho các bác sĩ. Một trong những ứng dụng trong lĩnh vực y tế khác của loại vải này đó là dùng để sản xuất khẩu trang y tế.

Trong lĩnh vực may mặc 

Với tính chất dẻo dai và khả năng in ấn rất tốt, loại vải này rất thích hợp để dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại túi vải như: túi quảng cáo, túi quà tặng,... Bên cạnh đó, chất liệu này còn được dùng để sản xuất một số sản phẩm khác như: đế giày, lót giày, miếng lót quần áo,...

Lĩnh vực bảo hộ lao động 

Vải không dệt cũng được sử dụng để sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực bảo hộ lao động như: mặt nạ chống bụi, giày bảo hộ, quần áo bảo hộ, găng tay,...

Lĩnh vực hàng không 

Trong lĩnh vực hàng không, chất liệu vải này được dùng để sản xuất các sản phẩm như: đồ dùng một lần cho hành khách, đồ nội thất máy bay,... Với khả năng khó cháy, nhẹ và tiện lợi mà loại vải này ngày nay được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực hàng không.

Các loại vải không dệt phổ biến

các loại vải không dệt

Vải không dệt có đa dạng các loại vải khác nhau

Vải không dệt Spunlace 

Loại vải này được sản xuất từ các miếng polime và các xơ ngắn qua một quá trình kéo sợi, cán nóng hoặc đan kim để cho ra thành phẩm hoàn chỉnh. Vải không dệt Spunlace thường không có hoa văn, họa tiết và được ưa chuộng bởi khả năng thấm hút tốt, chất vải rất mềm mại, không bị xù lông.

Vải không dệt PP 

Để sản xuất vải không dệt PP, người ta sẽ nung nóng các hạt nhựa Polypropylene ở nhiệt độ tiêu chuẩn. Trong quá trình sản xuất, các hạt nhựa được kéo thành sợi rồi được ép trên băng chuyền, sau đó trải qua quá trình làm lạnh để tạo ra thành phẩm là vải PP không dệt. Các sản phẩm từ vải không dệt PP có khả năng nhận mực tốt và cho ra chất lượng in ấn và hình ảnh rất đẹp và sắc nét.

Vải không dệt xăm kim 

Đây là loại vải có chất gần giống như với chất liệu vải nỉ. Nó được sản xuất dưới hình thức dạng cuộn hoặc làm thành các tấm lớn và cắt khổ. Để sản xuất ra một tấm vải không dệt xăm kim hoàn chỉnh đòi hỏi máy móc công nghệ cao để đảm bảo chất lượng của vải tốt nhất.

Vải không dệt SMS 

Loại vải này được tạo từ 100% chất polypropylene. Ưu điểm của chất liệu vải này là nó rất thân thiện với môi trường, không thấm nước và có độ bền cao. Loại vải này được ứng dụng nhiều để sản xuất khẩu trang y tế và các loại túi vải.

Cách bảo quản vải không dệt<a href="https://www.avakids.com/me-va-be/vai-khong-det-la-gi-uu-nhuoc-diem-va-ung-dung-vai-1478829?fbclid=IwAR0v6I3g5RLF6EM6qGcPCo2SYd1oc5DpD2MvhWA0j1KrEDND4Df3Vk1Z56I#hmenuid6"><u></u></a>

bảo quản vải không dệt

Chỉ nên giặt vải không dệt bằng tay với chất tẩy rửa nhẹ

  • Khi sử dụng vải không dệt, bạn nên tránh việc để bề mặt của vải bị bẩn và tiếp xúc nhiều với môi trường bụi bẩn. Điều này sẽ giúp các sản phẩm làm từ chất liệu này giữ được độ bền tốt hơn.
  • Khi vệ sinh các sản phẩm làm từ vải không dệt, chỉ nên giặt bằng nước sạch cùng với chất tẩy rửa nhẹ. Ngoài ra, không nên giặt loại vải này bằng máy hoặc chà sát mạnh bằng bàn chải có thể gây hư hỏng và giảm độ bền của vải.
  • Bạn nên bảo quản vải không dệt tại những nơi khô ráo và thoáng mát. Không để đồ vật nặng ở trong các loại túi hay sản phẩm khác làm từ chất liệu vải này khi treo lên giá móc..

Hy vọng qua bài viết này của Medigo, bạn đã tìm hiểu được vải không dệt là gì? và những ứng dụng của chất liệu vải này trong cuộc sống hiện tại ngày nay. Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại website chính thức của Medigo.


 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

pharmacist avatar

Dược sĩ Lê Thu Hà

Đã kiểm duyệt

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Tôi là Lê Thu Hà, hiện đang là dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc và biên soạn nội dung cho MEDIGO. Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược, tôi mong muốn mang đến những kiến thức sức khỏe tốt nhất cho khách hàng.