lcp

Xà Sàng


Xà Sàng hay còn gọi là Giần sàng, thuộc họ Apiaceae (Hoa tán), có danh pháp khoa học là Cnidium monnieri (L.) Cuss.. Trong y học, Xà sàng được dùng phổ biến trong các bệnh cường dương, dùng chữa liệt dương, bộ phận sinh dục ẩm ngứa, phụ nữ lạnh tử cung, khí hư,...

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Xà Sàng sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về những đặc tính của Xà sàng cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.


xà sàng

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Xà sàng, Giần sàng
  • Tên khoa học: Cnidium monnieri (L.) Cuss.
  • Họ: Apiaceae (Hoa tán)
  • Công dụng: Cường dương, ích thận khử phong táo thấp, dùng chữa liệt dương, bộ phận sinh dục ẩm ngứa, phụ nữ lạnh tử cung, không có con, khí hư, xích bạch đới.

Mô tả cây Xà Sàng

Cây xà sàng là một loại cỏ cao từ 0,4-1m. Thân có vạch dọc. Lá hai lần xẻ lông chim, chiều rộng của thùy 1-1,5mm. cuống lá dài 4-8cm. Có bẹ lá ngắn,  hoa mọc thành tán kép.

Tổng bao có ít lá bắc hẹp. cuống hoa dài 7-12cm, dài hơn lá. Qủa dài 2-5mm, có dìa mỏng.

xà sàng

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Cây xà sàng có khả năng sinh trưởng rất mạnh mẽ, đặc biệt là vào mùa xuân khi tiết trời ẩm mát. Ở nước ta, cây mọc hoang trong các vườn trồng cây nông nghiệp giống như cỏ dại. Loại cây này được tìm thấy nhiều ở miền Bắc, bắt đầu từ Nghệ An hay Hà Tĩnh trở ra
Thu hoạch: Thu hái vào tháng 6-8 là thời gian quả chín. Nhổ hoặc cắt cả cây 

Chế biến: Phơi khô. Đập lấy quả, loại bỏ tạp chất. Phơi lần nữa cho thật khô.

Bộ phận sử dụng của Xà sàng

Quả cây xà sàng khô chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền. Dược liệu này được đặt tên là xà sàng tử (Fructus Cnidii)

xà sàng

Thành phần hóa học

Tinh dầu: với tỷ lệ 1,3% có mùi hắc đặc biệt. thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất L pinen, camphen và bocnylisovalerianat.

Chất ostola tinh thể không màu có công thức C15H16O3, độ chảy 82o5-83o5.

Chất dầu màu đen xanh có thành phần chủ yếu là 92,66% axit béo không no, 4,56% axit béo no và 0,38% chất không xà phòng hoá được, 3,27% glyxerin.

Tác dụng của Xà sàng

Theo y học cổ truyền

Tính vị : Vị cay đắng, tính bình, hơi có độc.

Công dụng: Cương dương, ích thận tử phong táo thấp.

Chủ trị: Chữa liệt dương, bộ phận sinh dục ẩm ngứa, phụ nữ lạnh tử cung, không có con, khí hư, xích bạch đới.

Theo y học hiện đại

- Đối với hệ tuần hoàn: Có tác dụng chống rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp.

- Đối với hệ hô hấp: Có tác dụng cắt cơn hen (bình suyễn), trừ đờm, giãn phế quản.

- Tác dụng kháng khuẩn: Có tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn vàng (staphylococcus aureus) nhờn thuốc, trực khuẩn mủ xanh (bacillus pyocyaneus), một số loại nấm gây lở ngứa ngoài da (microsporum, epidermophyton, trichophyton), trùng roi, …

- Đối với hệ miễn dịch: Có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, chống dị ứng.

- Đối với hệ thần kinh: Giảm đau, gây tê cục bộ, cải thiện chức năng não, tăng trí nhớ.

- Đối với hệ sinh dục: Xà sàng tử có tác dụng như testosteron. Cho chuột thí nghiệm uống nước sắc xà sàng, thấy có tác dụng làm tăng trọng lượng tử cung và buồng trứng.

Liều lượng và cách dùng Xà Sàng

Mỗi ngày 4 – 12g

Bài thuốc chữa bệnh từ Xà Sàng

1. Bài thuốc chữa nam giới liệt dương

Chuẩn bị: Xà sàng tử, ngũ vị tử, thỏ ty tử – 3 thứ liều lượng bằng nhau
Thực hiện: nghiền mịn, hoàn với mật thành viên bằng hạt ngô đồng; ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

2. Bài thuốc chữa phụ nữ tử cung lạnh không thụ thai được:

Chuẩn bị: Xà sàng tử 12g, ba kích 12g, ngũ vị tử 8g, phá cố chỉ 8g, nhục quế 8g
Thực hiện: Tất cả tán thành bột mịn, có thể làm thành viên; mỗi ngày uống 24g với nước sắc dây tơ hồng sao 30g làm thang.

3. Bài thuốc chữa ngọc hành sưng đau:

Chuẩn bị: Hạt xà sàng
Thực hiện: Tán thành bột mịn, hòa với lòng trắng trứng gà đắp vào, khô lại đắp thứ mới. Chủ trị ngọc hành sưng to như dùi trống.

4. Bài thuốc chữa bạch đới khí hư:

Chuẩn bị: Xà sàng tử, phèn chua – 2 vị bằng nhau

Thực hiện: Tán nhỏ, nấu hồ trộn vào làm thành viên bằng quả táo, bọc lụa hay gạc cho vào âm hộ, thấy nóng bỏ ra. Có thể sắc để thụt rửa.

5. Bài thuốc chữa bộ phận sinh dục lở ngứa:

Chuẩn bị: Dùng giần sàng, lá sen, bèo ván – mỗi thứ 1 nắm

Thực hiện: Nấu nước xông và rửa

hoặc

Chuẩn bị: Xà sàng tử 30g, bạch phàn 6g

Thực hiện: Sắc nước rửa

5. Bài thuốc chữa trĩ ngoại:

Chuẩn bị: Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g; tán nhỏ, trộn đều

Thực hiện: Ngày uống 9g, chia ra làm 3 lần uống, mỗi lần 3g. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa chỗ đau.

6. Bài thuốc chữa chàm, viêm da:

Chuẩn bị: Dùng độc vị xà sàng tử 60g, hoặc dùng xà sàng tử, kinh giới, phòng phong, đảng sâm – mỗi thứ 15g

Thực hiện: Sắc lấy nước, tẩm bông đắp lên vùng da bị chàm hoặc viêm nhiễm. Đã thử nghiệm điều trị 280 ca chàm, 100 ca viêm da, đạt kết quả tốt.

7. Bài thuốc chữa tóc rụng từng mảng (ban thốc):

Chuẩn bị: Dùng xà sàng tử 500g, bách bộ 250g, hoàng bá 100g, thanh phàn 20g, cồn 70% 3000-4000ml

Thực hiện: ngâm trong 10-20 ngày, lọc bỏ bã; mỗi lần dùng 100ml, trộn với 20ml dầu vừng bôi vào chỗ tóc rụng.

8. Bài thuốc chữa lòi dom

Chuẩn bị: Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán nhở trộn đều

Thực hiện: Ngày uống 9g chia làm 3 lần uống (mỗi lần 3g). Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa chỗ đau.

Lưu ý khi sử dụng Xà Sàng

Lưu ý xà sàng tử hơi độc. Vì vậy cần bào chế dược liệu đúng cách, sử dụng đúng mục đích, liều lượng và có sự giám sát thầy thuốc đông y trong suốt quá trình điều trị nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng..

Bảo quản Xà Sàng

Bảo quản xà sàng tử ở nơi khô ráo. Tránh để dính nước hoặc để ở nơi có không khí ẩm khiến dược liệu bị ẩm và phát triển nấm mốc gây hại cho sức khỏe khi sử dụng.


Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Xà sàng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như có cách sử dụng loại dược liệu này hợp lí và an toàn hơn cho sức khỏe của bạn.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm