Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Elnitine STELLA
Magnesium gluconate 426 mg
Calcium glycerophosphate 456mg
Tá dược vừa đủ 10ml (Đường trắng, dung dịch sorbitol 70%, mùi black currant 1003/01, natri methyl paraben, natri benzoat, nước tinh khiết)
Calcium glycerophosphate 456mg
Tá dược vừa đủ 10ml (Đường trắng, dung dịch sorbitol 70%, mùi black currant 1003/01, natri methyl paraben, natri benzoat, nước tinh khiết)
2. Công dụng của Elnitine STELLA
Bổ sung calcium và magnesium trong một số trường hợp như:
- Bệnh nhân thời kỳ dưỡng bệnh;
- Người bị stress, người cao tuổi;
- Phụ nữ mãn kinh;
- Trẻ đang tăng trưởng.
- Bệnh nhân thời kỳ dưỡng bệnh;
- Người bị stress, người cao tuổi;
- Phụ nữ mãn kinh;
- Trẻ đang tăng trưởng.
3. Liều lượng và cách dùng của Elnitine STELLA
Liều dùng:
Người lớn: 2 – 3 ống/ngày. Trẻ em từ 6 tuổi – 15 tuổi: 1 ống/ngày.
Không dùng thuốc này kéo dài quá 4 tuần.
Cách dùng:
Elnitine được dùng bằng đường uống, không được tiêm. Pha loãng ống thuốc trong một ít nước và uống trước bữa ăn.
Người lớn: 2 – 3 ống/ngày. Trẻ em từ 6 tuổi – 15 tuổi: 1 ống/ngày.
Không dùng thuốc này kéo dài quá 4 tuần.
Cách dùng:
Elnitine được dùng bằng đường uống, không được tiêm. Pha loãng ống thuốc trong một ít nước và uống trước bữa ăn.
4. Chống chỉ định khi dùng Elnitine STELLA
Dị ứng với các thành phần của thuốc.
Tăng calcium máu, calcium niệu, có cặn calcium trong mô.
Bệnh nhân đang theo chế độ ăn kiêng đường fructose (vì thuốc có chứa sorbitol).
Trẻ dưới 6 tuổi.
Tăng calcium máu, calcium niệu, có cặn calcium trong mô.
Bệnh nhân đang theo chế độ ăn kiêng đường fructose (vì thuốc có chứa sorbitol).
Trẻ dưới 6 tuổi.
5. Thận trọng khi dùng Elnitine STELLA
Do thuốc có chứa sorbitol, nên dùng thận trọng ở bệnh nhân bị tắc ống mật hoặc bệnh gan nặng.
Bệnh nhân đái tháo đường hoặc đang theo chế độ ăn ít tinh bột, cần lưu ý rằng mỗi ống chứa 2,5 g đường trắng.
Cần lưu ý rằng mỗi ống chứa 87,3 mg calcium và 67 mg phosphorus.
Sử dụng muối magnesium thận trọng cho bệnh nhân suy thận.
Dùng chung muối magnesium với thức ăn có thể làm giảm nguy cơ tiêu chảy do magnesium. Tiêu chảy mạn tính khi sử dụng dài ngày có thể gây mất cân bằng điện giải.
Sử dụng thận trọng muối calcium cho bệnh nhân suy thận hay có những bệnh có liên quan đến tăng calcium huyết như bệnh sarcoid và một số bệnh ác tính. Ngoài ra, tránh sử dụng cho bệnh nhân bị sỏi thận calcium hoặc có tiền sử sỏi thận. Cần theo dõi nồng độ calcium huyết đối với bệnh nhân suy thận hay sử dụng đồng thời liều cao vitamin D.
Elnitine có chứa sucrose (đường trắng). Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu hụt enzym sucrase-isomaltase.
Elnitine có chứa sorbitol. Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân không dung nạp fructose do di truyền (HFI).
Elnitine có chứa natri methyl p-hydroxybenzoat (natri methyl paraben), có thể gây dị ứng (xảy ra muộn).
Bệnh nhân đái tháo đường hoặc đang theo chế độ ăn ít tinh bột, cần lưu ý rằng mỗi ống chứa 2,5 g đường trắng.
Cần lưu ý rằng mỗi ống chứa 87,3 mg calcium và 67 mg phosphorus.
Sử dụng muối magnesium thận trọng cho bệnh nhân suy thận.
Dùng chung muối magnesium với thức ăn có thể làm giảm nguy cơ tiêu chảy do magnesium. Tiêu chảy mạn tính khi sử dụng dài ngày có thể gây mất cân bằng điện giải.
Sử dụng thận trọng muối calcium cho bệnh nhân suy thận hay có những bệnh có liên quan đến tăng calcium huyết như bệnh sarcoid và một số bệnh ác tính. Ngoài ra, tránh sử dụng cho bệnh nhân bị sỏi thận calcium hoặc có tiền sử sỏi thận. Cần theo dõi nồng độ calcium huyết đối với bệnh nhân suy thận hay sử dụng đồng thời liều cao vitamin D.
Elnitine có chứa sucrose (đường trắng). Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu hụt enzym sucrase-isomaltase.
Elnitine có chứa sorbitol. Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân không dung nạp fructose do di truyền (HFI).
Elnitine có chứa natri methyl p-hydroxybenzoat (natri methyl paraben), có thể gây dị ứng (xảy ra muộn).
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
* Thời kỳ mang thai
Tốt nhất không nên dùng thuốc này trong thời gian mang thai.
* Thời kỳ cho con bú
Tránh dùng thuốc này trong thời kỳ cho con bú.
Tốt nhất không nên dùng thuốc này trong thời gian mang thai.
* Thời kỳ cho con bú
Tránh dùng thuốc này trong thời kỳ cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có.
8. Tác dụng không mong muốn
Có thể có tác dụng không mong muốn ở mức độ nặng hay nhẹ đối với một số người.
Tăng magnesium huyết thường ít xảy ra khi dùng muối magnesium qua đường uống trừ trường hợp bệnh nhân bị suy thận. Các triệu chứng của tăng magnesium huyết gồm có: buồn nôn, nôn, đỏ bừng da, khát nước, hạ huyết áp do giãn mạch ngoại vi, ngủ gà, lú lẫn, nói lắp, nhìn đôi, yếu cơ, nhịp tim chậm, hôn mê và ngừng tim. Dùng muối magnesium qua đường uống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và tiêu chảy do tăng thẩm thấu.
Các muối calcium dùng uống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Dùng lượng lớn muối calcium có thể gây tăng calcium huyết, thường gặp ở những bệnh nhân suy thận hoặc dùng đồng thời với vitamin D. Triệu chứng tăng calcium huyết bao gồm: chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón, đau bụng, yếu cơ, rối loạn tâm thần, uống nhiều nước, đa niệu, tích tụ calcium trong thận, sỏi thận, trong những trường hợp nặng có thể xảy ra loạn nhịp tim và hôn mê.
Tăng magnesium huyết thường ít xảy ra khi dùng muối magnesium qua đường uống trừ trường hợp bệnh nhân bị suy thận. Các triệu chứng của tăng magnesium huyết gồm có: buồn nôn, nôn, đỏ bừng da, khát nước, hạ huyết áp do giãn mạch ngoại vi, ngủ gà, lú lẫn, nói lắp, nhìn đôi, yếu cơ, nhịp tim chậm, hôn mê và ngừng tim. Dùng muối magnesium qua đường uống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và tiêu chảy do tăng thẩm thấu.
Các muối calcium dùng uống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Dùng lượng lớn muối calcium có thể gây tăng calcium huyết, thường gặp ở những bệnh nhân suy thận hoặc dùng đồng thời với vitamin D. Triệu chứng tăng calcium huyết bao gồm: chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón, đau bụng, yếu cơ, rối loạn tâm thần, uống nhiều nước, đa niệu, tích tụ calcium trong thận, sỏi thận, trong những trường hợp nặng có thể xảy ra loạn nhịp tim và hôn mê.
9. Tương tác với các thuốc khác
Không dùng chung với natri polystyren sulphonat do thuốc có chứa sorbitol.
Các muối magnesi uống làm giảm sự hấp thu của tetracyclin và bisphosphonat, và nên uống các thuốc này cách nhau vài giờ.
Tăng calci huyết đã xảy ra khi các muối calci được dùng chung với các thuốc lợi tiểu thiazid hoặc vitamin D. Vitamin D làm tăng sự hấp thu qua đường tiêu hóa của calci và thuốc lợi tiểu thiazid làm giảm bài tiết calci qua nước tiểu. Nên theo dõi nồng độ calci ở bệnh nhân sử dụng đồng thời các loại thuốc trên.
Cám ngũ cốc làm giảm sự hấp thu qua đường tiêu hóa của calci, và do đó có thể làm giảm hiệu quả của việc bổ sung calci. Corticosteroid cũng làm giảm hấp thu calci.
Các muối calci làm giảm sư hầp thu của một số thuốc khác như bisphosphonat, fluorid, một số fluoroquinolon và các tetracyclin; các liều nên uống các thuốc này cách nhau ít nhất 3 giờ.
Do calci làm tăng tác dụng của các digitalis glycosid trên tim và có thể gây ngộ độc cấp, nên tránh sử dụng calci cho bệnh nhân đang điều trị với glycosid tim.
Các muối magnesi uống làm giảm sự hấp thu của tetracyclin và bisphosphonat, và nên uống các thuốc này cách nhau vài giờ.
Tăng calci huyết đã xảy ra khi các muối calci được dùng chung với các thuốc lợi tiểu thiazid hoặc vitamin D. Vitamin D làm tăng sự hấp thu qua đường tiêu hóa của calci và thuốc lợi tiểu thiazid làm giảm bài tiết calci qua nước tiểu. Nên theo dõi nồng độ calci ở bệnh nhân sử dụng đồng thời các loại thuốc trên.
Cám ngũ cốc làm giảm sự hấp thu qua đường tiêu hóa của calci, và do đó có thể làm giảm hiệu quả của việc bổ sung calci. Corticosteroid cũng làm giảm hấp thu calci.
Các muối calci làm giảm sư hầp thu của một số thuốc khác như bisphosphonat, fluorid, một số fluoroquinolon và các tetracyclin; các liều nên uống các thuốc này cách nhau ít nhất 3 giờ.
Do calci làm tăng tác dụng của các digitalis glycosid trên tim và có thể gây ngộ độc cấp, nên tránh sử dụng calci cho bệnh nhân đang điều trị với glycosid tim.
10. Dược lý
* Dược lực học
Nhóm dược lý: Thuốc bổ (A: Đường tiêu hóa, chuyển hóa)
Mã ATC: Magnesi gluconat: A12CC03, calci glycerophosphat: A12AA08
Magnesi là cation phổ biến thứ hai trong tế bào của cơ thể người, chỉ xếp sau kali. Magnesi đóng vai trò cơ bản trong sinh lý tế bào, tác động như một đồng yếu tố trong các phản ứng enzym và cũng là chất làm ổn định trong các thành phần khác nhau trong tế bào.
Calci là nguyên tố khoáng chủ yếu trong cơ thể người, ở xương, calci bảo đảm sự cứng cáp và độ vững chắc của bộ xương và sự khỏe mạnh của răng. Ngoài bộ xương, calci còn đóng góp vào nhiều chức năng sống còn: co cơ, chức năng tim, sự đông máu, tinh kích thích thần kinh-cơ, hoạt hóa các phản ứng enzym, dẫn truyền các xung thần kinh, bài tiết các hormon.
Phospho là anion chính trong tế bào cùa cơ thể người. Ngoài vai trò trong sự khoáng hóa xương, phospho còn tham gia vào nhiều chức năng thiết yếu, đặc biệt trong chuyển hóa tế bào.
* Dược động học
Magnesi: Sau khi uống, khoảng 1/3 magnesi được hấp thu từ ruột non và ngay cả các muối magnesi tan nhìn chung được hấp thu rất chậm. Tỉ lệ magnesi được hấp thu tăng lês khi giảm lượng maonesi uống vào. Khoảng 25 - 30% magnesi liên kết với protein huyết tương. Muối magnesi được thải trừ qua nước tiểu (lượng được hấp thu) và qua phân (lượng không được hấp thu). Một lượng nhỏ được phân bố vào sữa mẹ. Magnesi qua được nhau thai.
Calci: Calci được hấp thu chủ yếu từ ruột non do sự vận chuyển chủ động và khuếch tán thụ động. Khoảng 1/3 lượng calci uống vào được hấp thu mặc dù có thể thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn và tình trạng của ruột non; sự hấp thu tăng lên khi thiếu hụt calci và trong những giai đoạn có nhu cầu calci cao về mặt sinh lý như giai đoạn trẻ đang phát triển hoặc thời kỳ mang thai và cho con bú. Lượng calci thừa được thải trừ chủ yếu qua thận. Lượng calci không được hấp thu được đào thải qua phân, cùng với lượng được tiết vào mật và dịch tụy. Một lượng nhỏ mất đi trong mồ hôi, da, tóc, móng. Calci qua được nhau thai và được phân bố vào sữa mẹ.
Phospho: Cũng như với calci, sự chuyển hóa của phospho, đặc biệt là sự hằng định nội mô của phospho chịu sự kiểm soát của hormon tuyến cận giáp trạng, còn sự hấp thu chịu sự kiểm soát cùa vitamin D. Phospho đào thải chủ yếu qua đường tiết niệu, một phần qua phân.
Nhóm dược lý: Thuốc bổ (A: Đường tiêu hóa, chuyển hóa)
Mã ATC: Magnesi gluconat: A12CC03, calci glycerophosphat: A12AA08
Magnesi là cation phổ biến thứ hai trong tế bào của cơ thể người, chỉ xếp sau kali. Magnesi đóng vai trò cơ bản trong sinh lý tế bào, tác động như một đồng yếu tố trong các phản ứng enzym và cũng là chất làm ổn định trong các thành phần khác nhau trong tế bào.
Calci là nguyên tố khoáng chủ yếu trong cơ thể người, ở xương, calci bảo đảm sự cứng cáp và độ vững chắc của bộ xương và sự khỏe mạnh của răng. Ngoài bộ xương, calci còn đóng góp vào nhiều chức năng sống còn: co cơ, chức năng tim, sự đông máu, tinh kích thích thần kinh-cơ, hoạt hóa các phản ứng enzym, dẫn truyền các xung thần kinh, bài tiết các hormon.
Phospho là anion chính trong tế bào cùa cơ thể người. Ngoài vai trò trong sự khoáng hóa xương, phospho còn tham gia vào nhiều chức năng thiết yếu, đặc biệt trong chuyển hóa tế bào.
* Dược động học
Magnesi: Sau khi uống, khoảng 1/3 magnesi được hấp thu từ ruột non và ngay cả các muối magnesi tan nhìn chung được hấp thu rất chậm. Tỉ lệ magnesi được hấp thu tăng lês khi giảm lượng maonesi uống vào. Khoảng 25 - 30% magnesi liên kết với protein huyết tương. Muối magnesi được thải trừ qua nước tiểu (lượng được hấp thu) và qua phân (lượng không được hấp thu). Một lượng nhỏ được phân bố vào sữa mẹ. Magnesi qua được nhau thai.
Calci: Calci được hấp thu chủ yếu từ ruột non do sự vận chuyển chủ động và khuếch tán thụ động. Khoảng 1/3 lượng calci uống vào được hấp thu mặc dù có thể thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn và tình trạng của ruột non; sự hấp thu tăng lên khi thiếu hụt calci và trong những giai đoạn có nhu cầu calci cao về mặt sinh lý như giai đoạn trẻ đang phát triển hoặc thời kỳ mang thai và cho con bú. Lượng calci thừa được thải trừ chủ yếu qua thận. Lượng calci không được hấp thu được đào thải qua phân, cùng với lượng được tiết vào mật và dịch tụy. Một lượng nhỏ mất đi trong mồ hôi, da, tóc, móng. Calci qua được nhau thai và được phân bố vào sữa mẹ.
Phospho: Cũng như với calci, sự chuyển hóa của phospho, đặc biệt là sự hằng định nội mô của phospho chịu sự kiểm soát của hormon tuyến cận giáp trạng, còn sự hấp thu chịu sự kiểm soát cùa vitamin D. Phospho đào thải chủ yếu qua đường tiết niệu, một phần qua phân.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Chưa có trường hợp quá liều nào được báo cáo.
12. Bảo quản
Trong bao bì kín. Nhiệt độ không quá 30°C.