Dược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Glucosamin HATAPHAR
Mỗi viên nang cứng chứa:
- Glucosamin sulfat: 250mg tương ứng với glucosamin 196,5mg
(Dùng dưới dạng glucosamin sulfat natri clorid)
- Tá dược vừa đủ 1 viên
(Tá dược gồm: Microcrystallin cellulose, copovidon, nipagin, nipasol, bột talc, magnesi stearat)
- Glucosamin sulfat: 250mg tương ứng với glucosamin 196,5mg
(Dùng dưới dạng glucosamin sulfat natri clorid)
- Tá dược vừa đủ 1 viên
(Tá dược gồm: Microcrystallin cellulose, copovidon, nipagin, nipasol, bột talc, magnesi stearat)
2. Công dụng của Glucosamin HATAPHAR
Giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình
3. Liều lượng và cách dùng của Glucosamin HATAPHAR
- Dùng cho người trên 18 tuổi: Uống 2 viên/lần x 3 lần/ngày, hoặc phối hợp với thuốc khác như chondroitin 1200mg/ngày.
- Thời gian dùng thuốc tùy theo cá thể, ít nhất dùng liên tục trong 2-3 tháng để đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Thời gian dùng thuốc tùy theo cá thể, ít nhất dùng liên tục trong 2-3 tháng để đảm bảo hiệu quả điều trị.
4. Chống chỉ định khi dùng Glucosamin HATAPHAR
Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi do chưa có số liệu về độ an toàn và hiệu quả điều trị.
5. Thận trọng khi dùng Glucosamin HATAPHAR
- Theo dõi đường huyết thường xuyên trên bệnh nhân tiểu đường.
- Thuốc có chứa một lượng natri (25,3 mg/viên), thận trọng khi sử dụng cho những người đang trong chế độ ăn kiêng muối.
- Thuốc có chứa một lượng natri (25,3 mg/viên), thận trọng khi sử dụng cho những người đang trong chế độ ăn kiêng muối.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai:
Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú:
Không sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú.
Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú:
Không sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc dùng được cho người lái xe và vận hành máy móc
8. Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn thường được báo cáo bao gồm: Buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi, ngứa, phát ban. Các phản ứng được báo cáo thường nhẹ và thoáng qua.
9. Tương tác với các thuốc khác
Glucosamin có thể gây tăng đề kháng insulin và do đó ảnh hưởng đến dung nạp glucosamin. Bệnh nhân tiểu đường nếu được chỉ định dùng glucosamin cần được kiểm soát đường huyết và nếu cần thì điều chỉnh liều các thuốc kiểm soát đường huyết.
10. Dược lý
Glucosamin là một chất nội sinh, thành phần của chuỗi polysaccharid cấu tạo nên sụn khớp và glucosaminoglycan của hoạt dịch. Các nghiên cứu in vitro và in vivo đã cho thấy glucosamin kích thích tế bào sụn khớp tăng tổng hợp proteoglycan và glucosaminoglycan. Cơ chế tác dụng của glucosamin ở người chưa được biết rõ.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Triệu chứng quá liều:
Đau đầu, chóng mặt, mất phương hướng, đau khớp, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Cách xử trí:
Ngừng thuốc và điều trị triệu chứng.
Đau đầu, chóng mặt, mất phương hướng, đau khớp, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Cách xử trí:
Ngừng thuốc và điều trị triệu chứng.
12. Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C