lcp

Một số cây thuốc nam chữa u tuyến giáp hiệu quả

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Nguyễn Thành Hoàng Lộc

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa, Ung bướu

Thuốc nam hiện nay đang dần được nhiều người ưa chuộng sử dụng nhờ tính chất an toàn cũng như hiệu quả mà chúng mang lại. Biết được các loại cây thuốc nam chữa u tuyến giáp giúp người bệnh có thể cải thiện được tình trạng một phần nào mà không phải tốn quá nhiều tiền bạc và công sức. Cùng xem qua một số cây thuốc nam tốt cho u tuyến giáp trong bài viết dưới đây nhé.

1.  Tổng quan về u tuyến giáp

Cây thuốc nam chữa u tuyến giáp

U tuyến giáp thường là lành tính và không có triệu chứng rõ rệt

U tuyến giáp hay còn có tên gọi khác là nhân tuyến giáp là những khối u rắn hoặc lỏng được hình thành trong tuyến giáp - một tuyến nhỏ nằm ngay trên xương ức. Hầu hết những người bị u tuyến giáp thì không có triệu chứng rõ rệt, thường chỉ được phát hiện qua khi đi khám sức khỏe hoặc vô tình sờ nắn phải.

Loại u tuyến giáp này thường là lành tính và chỉ một tỷ lệ nhỏ mới phát triển thành ung thư. Tùy thuộc vào phân loại và tình trạng u mà người ta sẽ đưa ra các hướng điều trị như theo dõi, dùng liệu pháp hormone tuyến giáp, xử lý bằng iod phóng xạ hoặc can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên có 1 phương pháp cũng được rất nhiều người áp dụng đó là sử dụng các cây thuốc nam chữa u tuyến giáp.

2. Ưu và nhược điểm của phương pháp dùng cây thuốc nam chữa u tuyến giáp

Cây thuốc nam được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có u tuyến giáp. Những cây thuốc này được cho rằng có khả năng giảm các triệu chứng, điều trị những tổn thương có thể xảy ra và giảm được áp lực tâm lý cho người bệnh.

2.1. Ưu điểm khi sử dụng thuốc nam chữa u tuyến giáp

  • An toàn, lành tính cho cơ thể khi sử dụng đúng liều lượng, đúng cách: Chọn lựa được nguồn cung cấp cây thuốc không chứa chất bảo quản, không thuốc trừ sâu sẽ không để lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.
  • Nguồn nguyên liệu dễ tìm kiếm: Người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm các cây thuốc ở xung quanh mà không tốn quá nhiều thời gian hay công sức.

2.2. Nhược điểm của phương pháp sử dụng cây thuốc nam chữa u tuyến giáp

  • Hàm lượng các chất có tác dụng khá ít và chưa qua tinh chế, nên để có hiệu quả cần thời gian rất dài.
  • Những cây thuốc này đều dựa vào kinh nghiệm sử dụng của ông cha ta, vì vậy hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
  • Phải tuân thủ các dùng và liều lượng để tránh tác dụng không mong muốn.

3. Các cây thuốc nam chữa u tuyến giáp

Gừng

Cây thuốc nam chữa u tuyến giáp

Gừng giúp làm giảm các bệnh liên quan đến sự hoạt động quá mức của tuyến giáp

Gừng là một loại gia vị phổ biến có thể gặp mua ở bất cứ đâu. Với tính chất cay nóng, có chứa nhiều thành phần như zingerol, gingerol,...gừng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ vậy mà có khả năng giúp giảm các bệnh liên quan đến sự hoạt động quá mức hoặc sự suy yếu của tuyến giáp.

Cũng bởi thì khả năng kháng viêm mạnh cùng tính chất cay nóng mà khi sử dụng, người bệnh cần hết sức cẩn thận, không nên sử dụng quá 4 gram 1 ngày để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn như kích ứng hầu họng và miệng, gây vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, ợ nóng,...

Phụ nữ có thai hay đang cho con bú cũng nên tránh sử dụng loại nguyên liệu này.

Rễ sài hồ bắc

Cây sài hồ bắc còn có tên gọi khác là Trúc diệp sài hồ, Sà diệp sài hồ,...một loại cây thuộc họ Hoa Tán.

Thường người ta sử dụng rễ của cây sài hồ để làm các vị thuốc giúp chữa chứng sơ can giải uất, suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, giúp tăng cường miễn dịch, chống viêm.

Thành phần có trong rễ Sài hồ như tinh dầu, rutin, saponin, flavonoid,...có tác dụng giúp tăng cường miễn dịch, chống viêm, an thần và tăng chức năng gan, được ứng dụng để chữa u tuyến giáp trong dân gian.

Đang có nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh rõ tác dụng của việc sử dụng cây sài hồ ở bệnh nhân bị u tuyến giáp.

Rong biển và tảo bẹ

Cây thuốc nam chữa u tuyến giáp

Rong biển cũng được xem là một cây thuốc nam chữa u tuyến giáp

Hai loại cây này là thành phần có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y để chữa các bệnh về tuyến giáp. Theo kinh nghiệm từ xa xưa, loại rong biển này có tác dụng giúp làm dịu vết sưng viêm, thông thoáng các mô bạch huyết và giúp giảm kích thước khối u.

Một vài nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tảo bẹ và rong biển có chứa 1 lượng khoáng chất vi lượng phong phú trong đó có cả iod. Tuy nhiên loại cây này có hàm lượng iod không cố định mà phụ thuộc vào loài cũng như môi trường phát triển, và ở mức khá cao. Do đó khi sử dụng rong biển và tảo bẹ cần có liều lượng cụ thể và phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Việc sử dụng rong biển cũng sẽ đối mặt với 1 nguy hiểm là có thể bị nhiễm kim loại như chì. Nên khi sử dụng loại cây này người bệnh cẩn thận về liều lượng cũng như nguồn gốc nguyên liệu.

4. Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam chữa u tuyến giáp

Tuy rằng cây thuốc nam chữa u tuyến giáp là nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn và lành tính cho người sử dụng nhưng để tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Chỉ nên sử dụng cho người mới bị u tuyến giáp, tình trạng nhẹ, người bị u tuyến giáp lâu năm hoặc có tình trạng bệnh nặng hơn cần đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Thành phần có hoạt tính ở trong các cây thuốc nam không nhiều do đó phải có thời gian để tác dụng, cần kiên trì sử dụng mới có hiệu quả.
  • Khi sử dụng cây thuốc nam để chữa u tuyến giáp cần phải tuân thủ liều lượng cũng như cách dùng để tránh gặp tác dụng phụ cho cơ thể.
  • Người bệnh không nên tự ý sử dụng cây thuốc nam mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi dùng.
  • Các cây thuốc nam này cũng chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh chứ không hoàn toàn thay thế được thuốc tây. Cần kết hợp với các biện pháp khác như thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Bài viết vừa giới thiệu đến bạn đọc một số loại cây thuốc nam chữa u tuyến giáp cũng như ưu, nhược điểm và lưu ý khi sử dụng phương pháp này. Mỗi phương pháp đều sẽ có mặt có lợi và có hại do đó người bệnh nên cân nhắc và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định áp dụng để có được hiệu quả như mong muốn.


Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(9 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm