lcp

Top 7+ thuốc bôi mụn nước nhanh lành, an toàn

4.7

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Mụn nước ở tay chân là một trong những bệnh da liễu phổ biến và dễ phát hiện. Chúng không gây nguy hiểm nhưng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy cùng MEDIGO tìm hiểu về vấn đề này và cách điều trị nhé!

1. Mụn nước ở tay chân là gì?

Mụn nước là tình trạng lớp da phồng lên và chứa dịch trong suốt, vàng hoặc trắng đục bên trong, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thậm chí là đau đớn. Mụn nước thường vỡ do tác động vật lý như gãi, sờ, nặn…

Mụn nước có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên da như tay, chân, lưng, mông… Mụn nước ở tay chân không phải tự phát mà là một bệnh lý da liễu do nhiều nguyên nhân. Chúng có thể xuất hiện ở bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân thậm chí lan ra cả cánh tay, cánh chân. Vậy những nguyên nhân nào dễ dẫn đến tình trạng trên, chúng ta cùng nhau đi tiếp ở phần sau!

2. Nguyên nhân gây ra mụn nước

2-1. Nguyên nhân khách quan bên ngoài

  • Mỹ phẩm
  • Côn trùng
  • Hóa chất, kim loại nặng
  • Bụi bẩn, phấn hoa
  • Môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm

Ngoài ra, mụn nước ở tay chân còn có thể do quá trình chà sát gây phồng rộp hoặc do bỏng gây ra. Đây là những biểu hiện của phản ứng dị ứng bình thường và không gây lây lan nghiêm trọng.

2-2. Các bệnh lý

Nếu không do các tác nhân trực tiếp kể trên, bạn cần xem xét các dấu hiệu bất thường khác trên cơ thể. Vì có thể mụn nước chỉ là một triệu chứng cảnh báo về các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Một số bệnh lý phổ biến, cụ thể là:

  • Bệnh thủy đậu
  • Zona thần kinh
  • Viêm da cơ địa
  • Viêm da dị ứng, tiếp xúc
  • Herpes Simplex

3. 7 loại thuốc bôi điều trị mụn nước tay chân phổ biến và hiệu quả

3-1. Thuốc bôi acyclovir Stella Cream

Thành phần

Mỗi tuýp 5g kem bôi có chứa Acyclovir 250mg.

Chỉ định

Điều trị virus Herpes Simplex ở da bao gồm Herpes môi, Herpes sinh dục khởi phát và thứ phát.

Cách dùng và liều dùng

Thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị bệnh 4-5 lần/ngày, cách nhau mỗi 4h.

Điều trị liên tục tối thiểu trong 5 ngày hoặc cho đến khi vết thương lành hẳn.

3-2. Thuốc mỡ Tacropic 0,1%

Thành phần

Trong mỗi tuýp 10g thuốc mỡ chứa hoạt chất chính tacrolimus 0,1%.

Chỉ định

  • Bệnh Eczema
  • Viêm da dị ứng, tiếp xúc
  • Viêm da tiết bã

Cách dùng và liều dùng

Rửa sạch và lau khô vùng da bị bệnh, sau đó thoa một lớp mỏng thuốc lên trên.

Trẻ em trên 16 tuổi và người lớn: bôi 1-2 lần/ngày.

(Đối với trẻ em từ 2-15 tuổi thì dùng thuốc bôi Tacropic 0,03%)

3-3. Kem bôi Phil Clobate


 

Thành phần

Hoạt chất chính là clobetasol propionate 7,5mg.

Chỉ định

Dùng trong những bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, chàm…

Cách dùng và liều dùng

Bôi thuốc lên vùng da bị bệnh 1-2 lần/ngày.

Liều dùng không quá 50g/tuần và không nên dùng liên tục quá 2 tuần.

3-4. Thuốc bôi Forsancort

Thành phần

Tuýp bôi 10g có chứa hydrocortisone acetate 100mg.

Chỉ định

  • Viêm da tiếp xúc
  • Viêm da dị ứng
  • Bệnh Eczema từ nhẹ đến trung bình

Cách dùng và liều dùng

Thuốc chỉ dùng ngoài da, bôi một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da bị bệnh, 1-2 lần/ngày, không dùng quá 7 ngày.

3-5. Kem bôi da Corti RVN

Thành phần

Neomycine sulfate ………………… 28.000 I.U

Betamethasone ……………………. 8mg

Chỉ định

  • Eczema
  • Côn trùng cắn
  • Viêm da dị ứng
  • Viêm da tiết bã

Cách dùng và liều dùng

Thoa một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương 2-3 lần/ngày. Không dùng quá 7 ngày cho một đợt điều trị ở người lớn hoặc không quá 5 ngày ở trẻ em.

3-6. Thuốc bôi Korcin


 

Thành phần

Dexamethasone acetate ………………… 4mg

Cloramphenicol …………………………... 160mg

Chỉ định

  • Eczema
  • Mụn trứng cá, nhiễm khuẩn
  • Viêm da cơ địa

Cách dùng và liều dùng

Vệ sinh thật sạch, lau khô sau đó bôi thuốc trực tiếp lên vùng da cần điều trị, 2-4 lần/ngày.

3-7. Dung dịch bôi chlorhexidine 10%

Thành phần

Hoạt chất chính là Chlorhexidine 10%.

Chỉ định

Chủ yếu dùng để khử khuẩn, dùng trong điều trị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, nhiễm trùng thứ phát…

Cách dùng và liều dùng

Rửa sạch và lau khô, sau đó dùng bông gòn thấm dung dịch và chấm nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương 3-4 lần/ngày.

Khi nào cần đến thăm khám bác sĩ?

Trong một số trường hợp bị mụn nước, bạn cần nên đến gặp bác sĩ nếu kèm theo các triệu chứng như:

  • Khi bị mụn nước kèm theo sốt, ớn lạnh hoặc các triệu chứng giống cúm. Bởi trường hợp này có thể bạn đã bị mắc phải một loại virus hoặc nhiễm khuẩn nào đó.
  • Khi thấy các triệu chứng khác của nhiễm trùng, có thể bao gồm: sưng, nóng, đỏ, đau hoặc các vệt đỏ chảy ra từ mụn nước, hoặc chảy mủ từ vết phồng rộp.
  • Mụn nước xuất hiện quanh vùng mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Trên đây là những nguyên nhân gây ra mụn nước thường gặp và các loại thuốc bôi điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu cảm thấy quá lo lắng hoặc các triệu chứng trên da xuất hiện với tình trạng nặng hơn, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả và an toàn nhất!

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(9 lượt đánh giá).
4.7
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm