lcp

Top 7 thuốc chống dị ứng mũi tốt nhất

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Thuốc chống dị ứng mũi dùng để điều trị các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa mũi,..xem ngay các thuốc chống dị ứng mũi sau:

1. Tìm hiểu những thông tin về viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi xuất hiện các triệu chứng kích thích và viêm nhưng nguyên nhân không phải do virus, vi khuẩn mà bởi vì các tác nhân từ môi trường bên ngoài như phấn hoa, khói bụi, mạt nhà, lông động vật (chó, mèo). 

Phân loại viêm mũi dị ứng bao gồm các dạng sau:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa (thể viêm mũi có chu kỳ): Tên gọi khác là viêm mũi dị ứng thời tiết, các triệu chứng của viêm mũi xảy ra theo chu kỳ, ở một vài thời điểm nhất định trong năm.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm (thể viêm mũi không có chu kỳ): Có thể xuất hiện các triệu chứng của viêm và kích ứng mũi xảy ra bất cứ khi nào người bệnh gặp phải các yếu tố dị ứng.

Triệu chứng thường gặp của bệnh lý viêm mũi dị ứng: Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng xảy ra trong thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, sau đó tự biến mất. Tuy các triệu chứng không nghiêm trọng nhưng gây khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt, làm việc, học tập. Các triệu chứng bao gồm:

  • Hắt hơi, ngạt/tắc mũi và chảy nước mũi xuất hiện thành từng cơn và nhiều lần trong một đợt, khi bệnh nhân ngoài cơn thì trạng thái có thể hoàn toàn bình thường.
  • Ngoài ra khi bị viêm mũi dị ứng người bệnh còn có thể có các triệu chứng khác như: Đỏ mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, ngứa tai và ù tai.
  • Niêm mạc mũi màu nhợt nhạt 
  • Cuốn mũi phù nề, nhiều nhất là cuốn mũi dưới, gây ra tình trạng ngạt tắc mũi.
  • Hốc mũi xuất hiện nhiều dịch xuất nhầy, trong.

Nếu không biết cách điều trị đúng và hiệu quả bệnh viêm mũi dị ứng bạn có thể gặp phải các biến chứng như: Viêm mũi xoang cấp, Viêm tai giữa cấp, Viêm thanh quản, Viêm tai giữa ứ dịch, Viêm phế quản, Viêm phổi…

2. Các loại thuốc chống viêm mũi dị ứng

Khi có các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, bạn có thể được chỉ định sử dụng một số nhóm thuốc sau để điều trị tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.

thuốc chống dị ứng mũi

Có thể sử dụng những nhóm thuốc nào để điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng?

  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Các thuốc này có tác dụng giảm các triệu chứng chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, ngứa mắt giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Một số loại thuốc kháng Histamin H1 bao gồm: Promethazin, diphenhydramin và clorpheniramin. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng Histamin H1 gây khô miệng, khô mắt, buồn ngủ, táo bón, nhìn mờ,... Thuốc kháng Histamin thế hệ 2 điều trị viêm mũi dị ứng có ưu điểm là không gây tác dụng phụ như thế hệ 1 bao gồm: Loratadin, cetirizin, astemizol và fexofenadine,...
  • Thuốc hỗ trợ thông mũi: Tác dụng chủ yếu của thuốc hỗ trợ thông mũi là cải thiện nhanh chóng các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Nhóm thuốc này thường chứa các hoạt chất như phenylpropanolamin hoặc pseudoephedrine. Nhược điểm của thuốc hỗ trợ thông mũi là có thể gây ra các dụng phụ như: hồi hộp, bí tiểu, run tay chân, đánh trống ngực. 
  • Thuốc corticoid dạng xịt: Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như: Ngứa mũi, mất khứu giác, chảy nước mũi, nghẹt mũi. 
  • Thuốc corticoid dạng uống: Hiệu quả của corticoid đường uống cho tác dụng điều trị nhanh chóng, giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên sử dụng corticoid gây ra nhiều tác dụng phụ đặc biệt khi bệnh nhân sử dụng thuốc dài ngày. Các tác dụng phụ nghiêm trọng như: loãng xương, tăng đường huyết, viêm loét dạ dày, suy tuyến thượng thận.
  • Thuốc vệ sinh mũi: Là các loại dung dịch có tác dụng làm sạch mũi, có thể kể đến như nước muối sinh lý nacl 0,9%. Dung dịch vệ sinh mũi giúp vệ sinh mũi-họng, giảm khô mũi và làm dịu niêm mạc mũi. Đặc biệt thuốc hầu như không gây ra tác dụng phụ, an toàn và lành tính cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị trong trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng có bội nhiễm vi khuẩn. Những nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị như: Penicillin, Cephalosporin và một số nhóm khác. Tuân thủ điều trị khi sử dụng kháng sinh để giảm thiểu tác dụng không mong muốn và tránh trường hợp bị kháng kháng sinh.

3. Top 7 thuốc chống dị ứng mũi dạng xịt và dạng uống tốt nhất

3.1 Top 4 thuốc điều trị viêm mũi dị ứng dạng xịt tốt nhất hiện nay 2023

3.1.1 Thuốc xịt mũi chữa viêm mũi dị ứng Xisat

Thuốc xịt mũi chữa hiệu quả bệnh viêm mũi dị ứng Xisat có thành phần hoạt chất là Budesonide-đây là một glucocorticoid có tác dụng chống viêm tại chỗ mạnh. Thuốc được chỉ định điều trị trong các bệnh lý viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi do rối loạn vận mạch. 

Liều dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng Xisat:

  • Mỗi liều (0.05 ml)/mỗi nhát xịt chứa 64 microgam Budesonide 
  • Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: Người bệnh dùng liều khởi đầu 256mcg/ngày. Có thể sử dụng một lần vào buổi sáng (128 microgam mỗi bên mũi/2 nhát xịt mỗi bên mũi) hoặc chia thành 2 lần sáng và tối (64microgram/1 nhát xịt vào mỗi bên mũi, ngày xịt 2 lần buổi sáng và tối). Khi đạt được hiệu quả điều trị, cần giảm liều thuốc xuống mức thấp nhất có thể mà vẫn kiểm soát được các triệu chứng.

Thuốc xịt mũi chữa hiệu quả bệnh viêm mũi dị ứng Xisat có tác dụng điều trị nhanh, tuy nhiên khi sử dụng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:

  • Thường gặp: xuất huyết đường mũi nhẹ, kích ứng tại chỗ, chảy máu cam.
  • Ít gặp: phù mạch, nổi mẩn, nổi mề đay, viêm da, ngứa.
  • Đã ghi nhận các phản ứng quá mẫn khi sử dụng thuốc bao gồm: nổi mề đay, nổi mẩn, ngứa và viêm da phù mạch.
thuốc chống dị ứng mũi

Thuốc xịt mũi chữa viêm mũi dị ứng Xisat điều trị được nhiều loại viêm mũi dị ứng khác nhau

3.1.2 Thuốc xịt Coldi-B giúp giảm các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi của viêm mũi dị ứng

Thành phần của thuốc xịt Coldi-B gồm các hoạt chất: Xylometazolin (giúp giảm sung huyết mũi), Menthol, Camphor. Thuốc Coldi-B được chỉ định điều trị làm giảm tạm thời các triệu chứng ngạt mũi do viêm mũi dị ứng.

Liều dùng của thuốc xịt điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng Coldi-B:

  • Người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng 1 - 2 nhát xịt vào mỗi bên lỗ mũi, dùng cách mỗi 6 - 8 giờ.

Thuốc xịt Coldi-B không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Một số tác dụng phụ người dùng có thể gặp phải khi sử dụng thuốc xịt Coldi-B:

  • Hắt hơi, khô miệng-họng.
  • Kích động, khó ngủ, dễ bị kích thích.
  • Kích ứng tại chỗ.
thuốc chống dị ứng mũi

 Thuốc xịt mũi Coldi-B có tác dụng làm giảm tạm thời các triệu chứng ngạt mũi do viêm mũi dị ứng

3.1.3 Hỗn dịch xịt mũi Flixonase có tác dụng phòng và trị viêm mũi dị ứng theo mùa 

Thuốc xịt mũi Flixonase được bào chế dưới dạng hỗn dịch trong nước, thành phần chứa tinh thể siêu mịn fluticasone propionate, thuốc được chỉ định để phòng và điều trị bệnh và viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm mũi dị ứng theo mùa kể cả trường hợp viêm mũi dị ứng do phấn hoa.

Mỗi liều xịt 100mg qua dụng cụ xịt mũi chứa 50 microgram fluticasone propionate

Liều dùng của thuốc xịt điều trị các loại viêm mũi dị ứng Flixonase: Lưu ý cho người bệnh rằng để thuốc có thể xuất hiện tác dụng điều trị cần sử dụng đầy đủ từ 3 đến 4 ngày (tức nghĩa sau 3-4 ngày thuốc mới có tác dụng).

Để phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng theo mùa người bệnh cần sử dụng liều:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Xịt hai nhát Flixonase vào mỗi bên mũi, 1 lần/ngày, dùng thuốc tốt nhất là vào buổi sáng. Không nên sử dụng vượt quá 4 nhát xịt cho mỗi bên mũi/ngày.
  • Trẻ từ 4 đến 11 tuổi: Xịt một nhát vào mỗi bên mũi, 1 lần/ngày, sử dụng tốt nhất là vào buổi sáng. Không nên vượt quá 2 nhát xịt cho mỗi bên mũi/ngày.

Các tác dụng không mong muốn người dùng có thể gặp phải khi sử dụng thuốc xịt mũi Flixonase:

  • Đau đầu, mùi và vị của thuốc có thể gây khó chịu.
  • Chảy máu cam.
  • Khô mũi, khô họng và  kích thích mũi, kích thích họng.
thuốc chống dị ứng mũi

Thuốc xịt mũi Flixonase được bào chế dưới dạng hỗn dịch trong nước giúp điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả

3.1.4 Thuốc xịt mũi Nasonex giúp điều trị viêm mũi dị ứng

Thành phần của thuốc xịt mũi Nasonex là hoạt chất mometasone furoate được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng:

  • Điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm.
  • Ở những bệnh nhân có tiền sử viêm mũi dị ứng theo mùa, có triệu chứng ở mức độ trung bình đến nặng, nên điều trị dự phòng viêm mũi dị ứng bằng Nasonex từ 2-4 tuần trước khi bắt đầu mùa phấn hoa.

Liều dùng của thuốc Nasonex cho bệnh lý viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm: 

  • Mỗi nhát xịt chứa 50 mcg mometasone furoate
  • Người lớn (bao gồm cả người cao tuổi) và thanh thiếu niên: Sử dụng 2 nhát xịt/mỗi bên mũi, 1 lần/ngày. Khi đã kiểm soát được triệu chứng thì cần giảm liều xuống 1 nhát xịt/mỗi bên mũi. Nếu không kiểm soát tốt triệu chứng có thể tăng đến liều tối đa: 4 nhát xịt/mỗi bên mũi/ngày. Nên giảm liều ngay sau khi kiểm soát được các triệu chứng.
  • Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: Sử dụng 1 nhát xịt/mỗi bên mũi, dùng 1 lần/ngày.

Ưu điểm khi sử dụng thuốc Nasonex là thể hiện tác dụng sớm, chỉ sau 12 giờ sau khi dùng liều đầu tiên. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bạn cũng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: 

  • Đau đầu, chảy máu cam (có thể nhầy mũi lẫn máu và đốm chảy máu).
  • Viêm hầu họng, nóng rát mũi, kích thích mũi và loét mũi.
  • Các phản ứng quá mẫn tức thì (các triệu chứng co thắt phế quản, khó thở).
thuốc chống dị ứng mũi

Thuốc xịt mũi Nasonex giúp điều trị viêm mũi dị ứng

3.2 Top 3 thuốc điều trị viêm mũi dị ứng dạng uống tốt nhất hiện nay 2023

3.2.1 Thuốc Clorpheniramin 4 mg hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng

Thành phần của thuốc Clorpheniramin là hoạt chất Clorpheniramin - thuốc kháng histamine H1 có tác dụng điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Thuốc được dùng theo đường uống vô cùng tiện lợi với liều dùng như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên 4mg, dùng vào lúc đi ngủ, không được uống quá 6 viên/ngày.
  • Người cao tuổi: Dùng 4 mg (1 viên thuốc), chia làm 2 lần/ngày.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Clorpheniramin:

  • Trên thần kinh: Ngủ gà, buồn ngủ, an thần.
  • Trên tiêu hoá: Khô miệng.
thuốc chống dị ứng mũi

 Thuốc Clorpheniramin 4 mg có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng

3.2.2 Loratadin 10mg Imexpharm điều trị viêm mũi dị ứng

Mỗi viên nén loratadin 10mg Imexpharm chứa 10mg hoạt chất Loratadin. Liều dùng của thuốc trong điều trị viêm mũi dị ứng cụ thể như sau:

  • Người trưởng thành (kể cả người cao tuổi) và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống 10 mg (1 viên)/lần/ngày.
  • Trẻ em 2-12 tuổi:

Trọng lượng cơ thể > 30kg: Dùng 10 mg (1 viên)/lần/ngày

Trọng lượng cơ thể < 30kg: Dùng 5 mg (½ viên)/lần/ngày.

  • Người bị suy gan, suy thận nặng ( có độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút): Sử dụng liều ban đầu là 10 mg (1 viên)/lần/ngày, cứ hai ngày uống một lần.

Ưu điểm của  Loratadin là không gây tác dụng phụ buồn ngủ như khi sử dụng thuốc Clorpheniramin. Tuy nhiên thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: Đau đầu, khô miệng.

thuốc chống dị ứng mũi

 Loratadin 10mg Imexpharm điều trị hiệu quả các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng

3.2.3 Levocetirizine DIHCL-TEVA 5mg điều trị các loại viêm mũi dị ứng

Thuốc chống dị ứng Levocetirizine được chỉ định để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng không theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng theo mùa. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dùng đường uống, có thể uống Levocetirizine trong hoặc ngoài bữa ăn.

Liều dùng của levocetirizine trong điều trị viêm mũi dị ứng như sau: 

  • Người lớn và trẻ thanh thiếu niên: Liều khuyến cáo sử dụng là 5 mg (1viên)/lần, mỗi ngày dùng 1 lần
  • Trẻ em từ 6-12 tuổi: Liều khuyến cáo sử dụng hàng ngày là 5mg (1 viên), uống một lần mỗi ngày. 

Khi sử dụng thuốc Levocetirizine người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: 

  • Ngủ gà, đau đầu
  • khô miệng
  • Mệt mỏi
thuốc chống dị ứng mũi

Levocetirizine DIHCL-TEVA 5mg điều trị các loại viêm mũi dị ứng hiệu quả

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc chống dị ứng mũi

4.1 Một vài lưu ý bạn cần biết khi sử dụng thuốc xịt điều trị viêm mũi dị ứng

  • Tùy vào từng tình trạng viêm mũi dị ứng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp. Nếu sử dụng các loại thuốc xịt mũi đúng cách, tuân thủ điều trị, tình trạng viêm mũi dị ứng có thể được điều trị khỏi.
  • Khi xịt thuốc, người dùng không đưa đầu xịt vào mũi quá sâu, chỉ nên đặt vòi xịt ở ngay đầu mũi, khi đó xịt thuốc sẽ vào đúng niêm mạc mũi.
  • Lưu ý, trước khi xịt mũi, người sử dụng cần lau sạch vòi xịt và đảm bảo vệ sinh mũi sạch sẽ, thông thoáng. 
  • Bảo quản thuốc xịt mũi ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, dưới 30 độ C. 
  • Nếu dùng thuốc xịt mũi cho trẻ nhỏ, phụ huynh cần giúp trẻ xịt thuốc đúng cách để đảm bảo hiệu quả điều trị.

4.2 Tác dụng phụ và lưu ý của các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng

  • Khi sử dụng thuốc xịt mũi chứa corticoid giúp làm giảm các triệu chứng, phản ứng viêm mũi, lượng thuốc được hấp thu vào tuần hoàn thấp nên ít gây ra các tác dụng phụ hơn so với corticoid đường uống.
  • Một số thuốc điều trị viêm mũi dị ứng không thể hiện tác dụng ngay mà cần đến vài ngày mới cho thấy rõ hiệu quả. Do vậy, người bệnh nên điều trị đúng và đủ liều.
  • Một số tác dụng phụ hay gặp khi điều trị viêm mũi dị ứng: Khô miệng, buồn ngủ, ngủ gà, kích ứng mũi-họng

5. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng khác

Viêm mũi dị ứng có thể được điều trị hiệu quả bằng các thuốc được nêu trên. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên phòng tránh viêm mũi dị ứng và các tác dụng phụ khi dùng thuốc bằng những phương pháp sau:

  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ những tác nhân gây dị ứng đường thở.
  • Tránh tiếp xúc những dị nguyên gây ra tình trạng dị ứng như phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá, lông động vật, nước hoa....
  • Nên dùng máy lọc không khí để hạn chế nguy cơ bị dị ứng. 
  • Xông mũi bằng các loại tinh dầu như: sả, gừng, giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Không lạm dụng thuốc khi điều trị bệnh, tuân thủ đúng liều lượng, chỉ định, thời gian sử dụng. 
  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ/dược sĩ để được xử lý kịp thời.

Medigo app vừa chia sẻ cho bạn những thông tin về top 7 thuốc chống dị ứng mũi dạng xịt và dạng uống tốt nhất, lưu ý khi sử dụng chúng. Hy vọng với nội dung bài viết, bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, lựa chọn được sản phẩm phù hợp và sử dụng đúng cách cũng như ghi nhớ được lưu ý khi sử dụng chúng.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(1 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm