Top 5 thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay
Ngày cập nhật
1. Tìm hiểu về viêm loét dạ dày
Hình ảnh: Tìm hiểu về viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là bệnh lý xảy ra khi có tổn thương trên niêm mạc dạ dày của người bệnh. Lớp niêm mạc này bị các yếu tố gây bệnh tấn công và mòn dần thành các vết thương trong dạ dày. Khi cơ thể ở trạng thái đói, acid dạ dày tăng lên, tấn công vào vết loét khiến cho bệnh nhân đau đớn.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP - Helicobacter pylori. Chúng xâm nhập vào cơ thể người bệnh, tiến vào trong lớp màng nhầy ở niêm mạc dạ dày và tiết độc tố khiến cho niêm mạc không còn khả năng chống lại acid dịch vị.
- Ngoài vi khuẩn HP, một nguyên nhân khác dẫn đến viêm loét dạ dày phải kể đến chính là các lạm dụng các thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs. Dùng NSAIDs trong thời gian dài sẽ gây ức chế quá trình sinh tổng hợp prostaglandin - chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Lâu dần khiến niêm mạc dạ dày mất đi lớp bảo vệ, sinh ra các vết loét.
Các yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày hiện nay bao gồm:
- Sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,.. thường xuyên.
- Căng thẳng, stress kéo dài.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý.
2. Tiêu chí lựa chọn thuốc trị viêm loét dạ dày
Hình ảnh: Tiêu chí lựa chọn thuốc trị viêm loét dạ dày
Việc lựa chọn thuốc điều trị viêm loét dạ dày sẽ được thực hiện dựa trên phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do Bộ Y tế ban hành.
Nguyên tắc điều trị:
- Nguyên tắc đầu tiên là sử dụng các thuốc ức chế acid dịch vị HCl đồng thời loại bỏ những yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày để tạo thế cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố gây hại.
- Lấy việc điều trị nguyên nhân làm mấu chốt để chọn ra thuốc phù hợp nhất.
- Phối hợp điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt của người bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất.
Về điều trị cụ thể, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân chính gây bệnh để kê đơn cho bệnh nhân các nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày phù hợp nhất. Các nhóm điều trị bao gồm:
- Nhóm thuốc kháng acid giúp giảm pH dạ dày.
- Nhóm thuốc kháng thụ thể H2 kiểm soát acid dịch vị.
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton ức chế acid mạnh, khả năng kiểm soát pH dạ dày tốt.
- Nhóm thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc vết loét tạo lớp màng bảo vệ chống lại tác nhân gây bệnh.
3. Top 5 thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay
Dưới đây là một số thuốc điều trị loét dạ dày tốt nhất hiện nay. Bao gồm:
3.1 Thuốc trị viêm loét dạ dày Yumangel
Hình ảnh: Thuốc trị viêm loét dạ dày Yumangel
Thuốc trị loét dạ dày, tá tràng Yumangel do thương hiệu Yuhan - Hàn Quốc sản xuất. Yumangel được bào chế ở dạng hỗn dịch chứa thành phần chính là hoạt chất Almagat.
Almagat thuộc nhóm kháng acid dịch vị có công dụng nâng pH dạ dày, giúp cải thiện loét dạ dày, loét tá tràng hiệu quả.
Liều dùng:
- Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói sau khi ăn từ 1-2 giờ và trước khi đi ngủ.
- Nếu tình trạng loét ở mức độ nặng hơn, uống 4 gói/ngày, mỗi lần 1 gói.
- Trẻ em (6-12 tuổi): Uống 1-2 gói mỗi ngày, trước các bữa ăn 1-2 giờ.
Almagat thuộc nhóm kháng acid dịch vị nên Yumangel có một số ưu - nhược điểm như:
Ưu điểm:
- Nâng pH dịch vị, giúp giảm đau nhanh, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Tạo màng nhầy che phủ vết loét, chống đầy hơi.
Nhược điểm:
- Thuốc tác dụng nhanh nhưng chỉ trong vòng một khoảng thời gian ngắn.
- Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như gây táo bón, tiêu chảy.
Giá bán một hộp Yumangel 20 gói hiện nay khoảng 140.000 VNĐ.
Xem thêm các thông tin về thuốc trị viêm loét dạ dày Yumangel tại đây
3.2 Thuốc trị viêm loét dạ dày Gastropulgite
Hình ảnh: Thuốc trị viêm loét dạ dày Gastropulgite
Hỗn dịch pha uống điều trị rối loạn dạ dày thực quản Gastropulgite được sản xuất bởi công ty Ipsen của Pháp. Thành phần chính có trong sản phẩm gồm Attapulgit, Nhôm hydroxyd, magnesi carbonat.
Đây là các antacid có tác dụng trung hòa acid dạ dày bằng cách ngăn chặn hoặc làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra. Thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng đau do viêm loét thực quản - dạ dày - tá tràng.
Liều dùng khuyến cáo:
- Người lớn: hòa tan 1 gói thuốc với nửa ly nước, uống khi cảm thấy đau.
- Thuốc được khuyến cáo không dùng quá 6 gói một ngày.
Vì có chứa các thành phần thuộc nhóm antacid nên Gastropulgite có ưu - nhược điểm như:
Ưu điểm:
- Tác dụng nhanh, hạn chế cơn đau hiệu quả.
- Tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa
Nhược điểm:
- Thuốc chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.
- Thuốc giúp ngăn cơn đau dạ dày nhưng không có tác dụng thúc đẩy làm lành vết loét.
- Nếu dùng thuốc liều cao kéo dài có thể gây giảm phospho.
Hiện nay, giá bán một hộp Gastropulgite 30 gói khoảng 750.000 VNĐ.
Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sản phẩm Gastropulgite tại đây
3.3 Thuốc trị viêm loét dạ dày Sucralfat
Hình ảnh: Thuốc trị viêm loét dạ dày Sucralfat
Thuốc tác dụng trên đường tiêu hoá sucralfate do công ty Vidipha - Việt Nam sản xuất. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Sucralfate. Chất này có tác dụng bao phủ vết loét, bảo vệ dạ dày.
Sucralfat được dùng trong dùng điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính. Dự phòng loét dạ dày - tá tràng tái phát.
Liều dùng khuyến cáo:
Thuốc được khuyến cáo dùng cho người lớn và trẻ em trên 15 tuổi.
- Loét dạ dày tá tràng uống 2g/lần, ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
- Loét dạ dày lành tính uống 1g/lần, ngày dùng 4 lần. Liên tục điều trị đến khi lành hẳn.
- Dự phòng loét dạ dày tái phát uống 1g/lần, ngày uống 2 lần. Không được dùng quá 6 tháng với trường hợp này.
- Nếu bệnh nhân bị loét dạ dày tái phát do vi khuẩn H.P, phải phối hợp điều trị Sucralfat với kháng sinh diệt khuẩn.
Ưu điểm:
- Tạo lớp màng bao phủ, bảo vệ vết loét.
- Vừa có tác dụng điều trị, vừa dự phòng vết loét tái phát.
Nhược điểm:
- Không có khả năng trung hòa acid dạ dày.
- Không giúp làm lành vết loét dạ dày.
- Không dùng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Thuốc tác dụng trên đường tiêu hoá Sucralfate hộp 20 viên có giá khoảng 64.000 VNĐ.
Thông tin chi tiết về thuốc bảo vệ dạ dày Sucralfat tại đây
3.4 Thuốc trị viêm loét dạ dày Omeprazol
Hình ảnh: Thuốc trị viêm loét dạ dày Omeprazol
Thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa OMEPRAZOL do công ty Domesco của Việt Nam sản xuất. Thành phần chính có trong sản phẩm là hoạt chất Omeprazole.
Omeprazole thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPIs) có tác dụng khóa các bơm proton ở thành dạ dày qua đó giúp làm lành vết loét dạ dày nhanh hơn. Chính vì vậy, thuốc OMEPRAZOL có công dụng điều trị loét dạ dày tá tràng và thường được dùng chung với các thuốc NSAIDs để ngăn nguy cơ gây loét dạ dày.
Liều dùng khuyến cáo:
- Điều trị loét: uống 20 mg/1 lần, ngày uống 1 lần, dùng liên tục trong 8 tuần. Thuốc được khuyến cáo không được dùng quá thời gian trên.
Ưu-nhược điểm của thuốc OMEPRAZOL gồm:
Ưu điểm:
- Tác dụng chậm hơn nhóm kháng acid nhưng hiệu lực ức chế acid mạnh nhất.
- Kiểm soát tốt acid dịch vị, bảo vệ vết loét.
- Trong phác đồ điều trị, đây là nhóm ít tác dụng phụ nhất.
Nhược điểm:
- Không nên dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Omeprazole là thuộc danh mục thuốc kê đơn, bạn chỉ có thể mua thuốc này khi có đơn thuốc từ bác sĩ.
Xem thêm hướng dẫn sử dụng thuốc trị loét dạ dày Omeprazol tại đây
3.5 Thuốc trị viêm loét dạ dày Nexium
Hình ảnh: Thuốc trị viêm loét dạ dày Nexium
Thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa Nexium được sản xuất bởi thương hiệu Astrazeneca của Pháp. Thành phần chính của sản phẩm là hoạt chất Esomeprazol. Đây cũng là một hoạt chất thuộc nhóm ức chế bơm proton.
Nexium được dùng để dự phòng và điều trị loét dạ dày do vi khuẩn H.P và các NSAIDs gây ra.
Liều dùng khuyến cáo:
- Trị loét dạ dày do NSAIDs gây ra: uống 20mg/ngày, dùng trong vòng 4-8 tuần.
- Điều trị dự phòng cho người đang dùng NSAIDs có nguy cơ bị loét dạ dày: uống 20mg mỗi ngày.
- Với bệnh nhân bị loét dạ dày do vi khuẩn H.P gây ra, cần phối hợp Nexium với các thuốc kháng sinh diệt khuẩn khác. Dùng theo đơn bác sĩ kê.
Ưu điểm của Nexium:
- Vừa phòng ngừa, vừa điều trị loét.
- Kiểm soát tốt acid dịch vị.
Nhược điểm:
- Có thể làm tăng nhẹ rủi ro nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella và Campylobacter gây ra.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa Nexium là thuốc kê đơn, bệnh nhân chỉ nên mua thuốc khi có đơn chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm thông tin chi tiết về thuốc Nexium tại đây
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm loét dạ dày
Trong quá trình sử dụng thuốc, người dùng nên lưu ý một số điều sau:
- Bệnh nhân có thể mua các thuốc trung hòa acid dịch vị để làm giảm triệu chứng của bệnh. Nhưng nếu tình trạng đau không giảm sau một thời gian dùng thuốc, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, kịp thời.
- Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Hạn chế tình trạng quên uống thuốc, dùng thuốc ngắt quãng, bỏ liều khi chưa hết liệu trình. Điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị, bệnh nhân không thể khỏi hoàn toàn và rất dễ bị tái nhiễm.
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc trị bệnh hay dùng các thực phẩm chức năng, hãy thông báo với bác sĩ tất cả các thuốc bạn đang dùng. Bác sĩ chuyên môn sẽ xem xét các nguy cơ tương tác thuốc bất lợi có thể xảy ra để đưa ra chỉ định phù hợp nhất.
- Sau một thời gian dùng thuốc, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau quặn bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen bất thường,.. Đây có thể là biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa. Khi đó, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được chữa trị kịp thời.
- Nên kết hợp uống thuốc và điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý để tăng hiệu quả điều trị.
5. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị khác
Ngoài việc dùng thuốc, người bị viêm loét dạ dày được khuyến cáo nên áp dụng thêm các biện pháp khác để hạn chế tình trạng viêm loét.
Một số biện pháp hỗ trợ điều trị khác được khuyến cáo như:
5.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Vitamin và dưỡng chất từ các bữa ăn hàng ngày cũng góp phần giúp nuôi dưỡng dạ dày khỏe mạnh. Một số thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày như:
- Táo, hành, trà xanh,... chứa hàm lượng flavonoid cao sẽ giúp bạn hạn chế sự tấn công của vi khuẩn HP gây loét dạ dày.
- Bổ sung thêm lợi khuẩn từ sữa chua, yakult giúp tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ đường tiêu hóa khỏi vi khuẩn gây bệnh.
- Nên ăn nhiều rau củ bổ sung thêm chất xơ để làm giảm lượng acid dạ dày tiết ra.
- Các thực phẩm giàu vitamin a và C như khoai lang, rau chân vịt, ổi, cam, quýt,.. sẽ giúp cơ thể hạn chế tình trạng tái phát viêm loét dạ dày, tăng cường đề kháng.
Bên cạnh đó, người bệnh được khuyên không nên sử dụng các loại thực phẩm:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến dạ dày khó tiêu, tăng thời gian tiêu hóa thức ăn. Khi bị loét, dạ dày đang trong trạng thái nhạy cảm, bạn nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Không nên ăn đồ cay, nóng vì chúng sẽ khiến tình trạng vết loét của bạn trở nên tệ hơn.
- Không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác vì chúng sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn xấu đi thậm chí có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
5.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bạn nên có chế độ tập thể dục và sinh hoạt hợp lý để tăng cường đề kháng cho cơ thể. Việc đi ngủ sớm cũng sẽ giúp điều hòa hoạt động của dạ dày, hạn chế tình trạng đau thắt.
Bên cạnh sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần cũng cần được cải thiện. Hạn chế stress góp phần hạn chế gánh nặng lên dạ dày và giúp tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.
5.3 Cách trị loét dạ dày dân gian
Ngoài thay đổi chế độ ăn, bạn cũng có thể áp dụng các bài thuốc trị loét dạ dày dân gian để thúc đẩy quá trình làm lành vết loét dạ dày.
- Nghệ và mật ong bảo vệ dạ dày. Cả 2 thành phần này đều có công dụng kháng viêm, thúc đầy quá trình làm lành vết loét. Hòa tan tinh bột nghệ và mật ong vào nước ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn để cải thiện sức khỏe.
- Uống trà hoa cúc hỗ trợ trị loét dạ dày. Trong hoa cúc chứa các hợp chất polyphenol có tác dụng làm giãn hệ tiêu hóa, giảm cơn co thắt dạ dày,.. Uống trà hoa cúc mỗi ngày sẽ giúp hạn chế loét dạ dày, giúp người dùng thư giãn, ngủ ngon hơn.
- Lá tía tô làm giảm acid dịch vị, hỗ trợ giảm loét dạ dày. Đun lá tía tô làm nước uống mỗi ngày sẽ giúp bạn hạn chế các cơn đau dạ dày, thúc đầy làm lành vết loét.
Trên đây là thông tin về top 5 thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và các biện pháp hỗ trợ điều trị khác. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc trong thời gian sớm nhất.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(9 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm