lcp

10 biểu hiện cho thấy bạn đang đối mặt với những chấn thương thời thơ ấu

4.3

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Những năm tháng của những bước đầu hình thành nên con người ở trẻ sẽ dẫn đường cho những hành động cụ thể trong các mối quan hệ về sau. Những tổn thương của tuổi thơ đôi khi là “ngòi nổ” của những thương tổn của cuộc đời mỗi người về sau. Cùng Medigo tìm hiểu 10 dấu hiệu sang chấn tâm lý tuổi thơ ảnh hưởng tới bạn khi trưởng thành trong bài viết dưới đây nhé!

Những điểm chính

Những đứa trẻ từng phải trải qua những “chấn thương tâm lý” đôi khi phải vật lộn với chính mình để hiểu được đâu là ranh giới và hành vi mà những người khác cho rằng là những điều đương nhiên.

Nhiều người gặp các “chấn thương tâm lý” trong thời thơ ấu sau này đã phải tự đặt những câu hỏi cho các mối quan hệ của họ “Liệu điều này có bình thường hay không?

Lần theo những dấu vết trong quá trình phát triển của một đứa trẻ là cách hiệu quả để làm sáng tỏ những hành vi khi trưởng thành của chúng, cụ thể là những hành vi “không lành mạnh”. Những đứa trẻ gặp phải những “chấn thương tâm lý” và sống trong những gia đình “không mấy hạnh phúc” thường phải vật lộn trong việc đi tìm những giới hạn và hành vi đúng đắn, điều mà những người khác dường như coi là những việc hiển nhiên.

Khi một đứa trẻ trong quá trình lớn và phát triển, chúng sẽ có xu hướng coi những người chăm sóc của chúng như những tấm gương để học cách tương tác với những người xung quanh. Nếu những người đó có những hành vi cư xử theo những cách “không lành mạnh” và không phù hợp, thì khả năng cao, trẻ em sẽ học cách để bắt chước những hành động đó, ngay cả khi chúng thực sự không mong muốn điều đó. “Đối với nhiều người, sự ảnh hưởng của việc xử sự sai cách thể hiện trong các mối quan hệ cá nhân “không mấy tốt đẹp” là hệ quả của sự gián đoạn gắn bó ở những thời điểm quan trọng của sự phát triển trong giai đoạn thơ ấu”. (Kvarnstrom, 2018)

Khi lần theo quá trình phát triển của một đứa trẻ ở thời thơ ấu và thanh thiếu niên, có thể làm sáng tỏ những hành vi của chúng khi lớn lên. Cách mà người lớn tương tác với nhau, hay tương tác với một đứa trẻ, sẽ góp phần rất lớn trong việc định hình cách nhìn của trẻ về thế giới và những người xung quanh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến 3 khía cạnh: ý thức về bản thân, cách giao tiếp và cách tạo dựng các mối quan hệ. Trừ khi những đứa trẻ này làm những công việc có thể giúp chúng trong việc tự phát triển khả năng nhận thức về những hành vi của mình, trẻ vẫn sẽ lặp lại những hành động tương tự như cách chúng được thấy khi trưởng thành.

image1.jpg

Dưới đây là 10 cách biểu hiện mà các tổn thương thời thơ ấu là nguyên nhân trong các mối quan hệ khi trưởng thành:

Nỗi sợ hãi bị bỏ rơi

Trẻ em bị bỏ rơi thường phải vật lộn với những nỗi sợ: “Liệu chúng có bị bỏ rơi thêm lần nữa?” kéo dài đến tuổi trưởng thành, ngay cả khi chúng thật sự không nhận thức được những nỗi sợ này. Mặc dù nỗi sợ tiềm ẩn là người bên cạnh cuối cùng sẽ rời xa mình, nhưng nỗi sợ vẫn sẽ bộc lộ trong các trường hợp như khi người bên cạnh ra ngoài một mình hoặc không thể tự xoa dịu nỗi sợ nếu người đó bỏ ra ngoài trong tình trạng đang xảy ra tranh cãi. Nỗi sợ này cũng sẽ biểu hiện bằng sự ghen tuông, hoặc cực đoan hơn là tính chiếm hữu.

Dễ dàng cáu gắt và bực dọc với tất cả mọi người

Khi chúng ta lớn lên trong một môi trường mà bản thân thường xuyên bị chỉ trích hoặc chứng kiến người khác bị chỉ trích, chúng ta sẽ mặc nhiên cho rằng đây là cách thông thường để bày tỏ sự không hài lòng của mình trong các mối quan hệ. Chúng ta không chấp nhận những điểm không hoàn hảo và kỳ lạ của mình, sau đó quy chiếu sự không khoan dung đó lên những người bên cạnh hoặc những người khác xung quanh.

Cần nhiều không gian và thời gian cho bản thân

Lớn lên trong một môi trường hỗn độn và dễ xảy ra nhiều biến cố sẽ tạo ra rất nhiều căng thẳng làm cho hệ thần kinh trung ương của trẻ luôn ở trạng thái “phòng thủ”. Sau đó, khi những đứa trẻ này lớn lên, chúng cần nhiều thời gian hơn cho bản thân để làm dịu đi sự lo lắng, hồi hộp và sợ hãi này. Ở nhà, nơi có thể kiểm soát được môi trường và những tác động xung quanh, chúng sẽ cảm thấy an toàn và cho phép bản thân được thư giãn. Trong những trường hợp tệ nhất, một số người trưởng thành thậm chí có những biểu hiện về rối loạn lo âu xã hội hoặc thậm chí là chứng sợ không gian rộng.

Trách nhiệm tài chính và sự bất bình đẳng trong gia đình

Đôi khi, điều này có thể giống như việc bạn đang phải miễn cưỡng dựa dẫm vào những người bên cạnh do nỗi sợ bị phụ thuộc vào người khác. Trong một số trường hợp khác, có thể bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tài chính và / hoặc việc gia đình trong mối quan hệ tình cảm, hoặc phải chăm sóc người khác một cách hoàn toàn đến mức có thể coi là bị lợi dụng. Ngược lại, đôi khi bạn phụ thuộc vào người khác quá nhiều đến mức họ phải chăm sóc bạn một cách “thái quá” – cũng đều là các kết quả của việc khi những nhu cầu cơ bản thời thơ ấu không được đáp ứng.

Cố gắng giữ một mối quan hệ quá lâu khi nó đã “hết hạn dùng”

Khi chúng ta lớn lên trong một môi trường bất ổn, với những người bên cạnh đang phải vật lộn trong sự nghiện ngập, bệnh tâm thần, những người bị bệnh hoặc đã chết, trẻ em thường hình thành cảm giác tội lỗi xuất phát từ việc bản thân muốn kết thúc sớm một mối quan hệ trước khi bắt tay vào việc “sửa chữa” cho đối phương. Và họ cảm thấy rằng ở bên một người không phù hợp với mình đôi khi mang lại cảm giác an toàn hơn là ở một mình.

Không biết cách để hàn gắn các mối quan hệ sau khi “nổ ra” những xung đột

Như đã đề cập ở trên, khi chúng ta không học được cách quản lý các xung đột trong cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả, chúng ta cũng sẽ hoàn toàn không biết làm thế nào để “sửa chữa” một mối quan hệ sau những xung đột tất yếu. Những gì chúng ta thường làm là vờ như chưa từng có gì xảy ra, nguyên do bởi bản thân không tìm được thời điểm cũng như cách giao tiếp để thỏa hiệp với đối phương, hoặc chúng ta thể hiện quan điểm bằng cách im lặng.

Những mối quan hệ 1-1 liên tiếp

Điều này xảy ra là do việc lo sợ bản thân sẽ bị tổn thương, sợ ở một mình, hoặc thậm chí bạn làm điều này chỉ để chứng minh rằng bạn xứng đáng với những tình yêu và tình cảm mà mình đã thiếu thốn trong thời thơ ấu. Mỗi một người bước chân vào cuộc đời bạn đều mang cho bạn những hy vọng mới, minh chứng cho việc bạn xứng đáng với tình yêu mà bạn đang thiếu.

Lo lắng rằng mình đang dần nguội lạnh, sợ hãi về những lời hứa, và tránh né khỏi các mối quan hệ

Điều này có thể xuất phát từ viện bạn có những người chăm sóc không đáng tin cậy hoặc họ đã bỏ rơi bạn, khiến bạn trở nên mất lòng tin vào những người có mong muốn chăm sóc cho mình. Nếu bạn lo sợ việc bị một ai đó làm tổn thương bản thân mình như cách mà bạn đã từng phải trải qua trước đó từ những người trực tiếp chăm sóc mình, hãy cố gắng tránh việc giữ khư khư các mối quan hệ trong cuộc sống, điều này có thể giúp bạn cảm thấy an toàn hơn, vì nó cho phép bạn tự do rời khỏi một mối quan hệ khi thực sự cần thiết.

Nỗ lực để thay đổi đối phương trong một mối quan hệ tình cảm

Đây là một phản ứng của “chấn thương tâm lý”, xuất phát từ niềm tin rằng chúng ta cần phải làm tốt nhất những gì có thể bằng những thứ chúng ta đang có, hoặc thậm chí là nỗi sợ rằng ta không thể làm tốt được hơn nữa. Trẻ em không có khả năng thay đổi người chăm sóc chúng, vì vậy những điều chúng có thể làm là cố gắng làm mọi thứ với những gì chúng đang có. Khi trưởng thành, khuôn mẫu này trở nên phổ biến tiếp diễn trong các mối quan hệ của chúng ta, khiến ta có mong muốn tạo ra những thay đổi bên trong của đối phương để xoa dịu nỗi sợ hãi của mình về những mối quan hệ. Nếu chúng ta có thể “sửa chữa” cho đối phương và khiến họ trở nên tốt hơn, chúng ta bằng cách nào đó có thể tự chứng minh với bản thân rằng ta xứng đáng và có thể có một mối quan hệ “thành công”.

Liệu những hành vi này có thể thay đổi trong tương lai?

Nhiều người tìm đến tôi luôn luôn hỏi câu hỏi này trong vài buổi đầu tiên gặp mặt. Mặc dù phản ánh bản thân là điều cần thiết khi muốn có sự phát triển, nhưng những liệu pháp điều trị cũng có thể giúp ích cho quá trình này vì chúng có thể khiến bạn biết cách gánh vác những trách nhiệm, cũng như hỗ trợ bạn khi xuất hiện những cảm xúc “lạ thường”. Nhiều người tìm thấy sự giúp đỡ bằng những phương pháp khác nhau như viết nhật ký, hỗ trợ nhóm, tâm linh, và các hình thức hỗ trợ khác. Loại bỏ các hành vi do rối loạn chức năng là điều cần thiết để phát triển mối quan hệ giữa các cá nhân


Nguồn tài liệu: Psychology Today

Dịch thuật: DS. Nguyễn Phạm Quỳnh Hoa

Đánh giá bài viết này

(6 lượt đánh giá).
4.3
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm