Nhận biết và xử lý dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
Ngày cập nhật
1. Dị ứng đạm sữa bò là gì?
Đây là hiện tượng xảy ra khi cơ thể sẽ có một số phản ứng nhạy cảm với thành phần đạm có trong sữa bò. Dị ứng đạm sữa bò phổ biến và thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ và em bé sơ sinh. Nếu trẻ em không mai hấp thụ một lượng lớn đạm có trong sữa có thể dẫn đến tình trạng phản ứng nặng nguy hiểm đến trẻ.
2. Nguyên nhân trẻ dị ứng đạm sữa bò
Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ dị ứng đạm sữa bò là do cơ thể nhận diện sai những thành phần đạm có trong sữa là chất gây hại và sẽ xuất hiện phản ứng chống lại loại đạm này. Bằng cách tự động sản sinh ra kháng thể miễn dịch có tên gọi là IgE làm trung hoà đạm. Nếu trẻ em uống càng nhiều sữa bò thì kháng thể này sẽ càng được tiết ra nhiều hơn, phản ứng dị ứng cùng càng rõ ràng hơn đấy.
Có một số các nghiên cứu cho thấy rằng việc dị ứng đạm ở trẻ nhỏ là do có tính di truyền. Cho nên nếu cha mẹ có tiền sử mắc bệnh dị ứng đạm hoặc các dị ứng khác thì khả năng cao là em bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ em khác.
3. Cách nhận biết trẻ dị ứng đạm sữa bò
Cách nhận biết dị ứng đạm sữa bò ở trẻ khá khó khăn. Nó có thể gây ra rất nhiều triệu chứng đa dạng từ mức độ phản ứng nhẹ cho đến nặng. Thông thường trẻ sẽ có dấu hiệu dị ứng đạm trong khoảng từ 2 giờ cho đến 48h sau khi uống sữa. Sau đây là một dấu hiệu dị ứng sữa đạm cụ thể:
3.1 Triệu chứng tức thời
Gây khó thở
Xuất hiện tình trạng da phát ban, ngứa, nổi mề đay, mẩn đỏ,…
Sưng môi, lưỡi và phần mặt
Buồn nôn sau khi bú sữa
Tiêu chảy
Chàm là dấu hiệu tình trạng viêm da dị ứng.
Triệu chứng tức thời khi dị ứng đạm sữa bò khiến trẻ khó chịu
3.2 Triệu chứng muộn
Ngứa, bị mẩn đỏ, chàm
Khó chịu, bứt rứt quấy khóc nhiều
Dấu hiệu táo bón, chướng bụng
Đau quặn bụng
Sốt, sổ mũi, thở khò khè
Buồn nôn, trào ngược ọc sữa
Đi vệ sinh nhiều lần, chất thải lỏng và có máu
Với những triệu chứng dị ứng đạm sữa bò này sẽ khiến trẻ em không ngủ đủ giấc, thường xuyên thức giấc, khóc đêm, biếng ăn, mệt mỏi kéo dài.
Các dấu hiệu của triệu chứng dị ứng đạm sữa bò cũng giống với các bệnh lý dị ứng lâm sàng khác. Do đó, phụ huynh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.
4. Các biện pháp chẩn đoán
Để có thể xác định và chẩn đoán chính xác dị ứng đạm sữa bò, thông thường các bác sĩ sẽ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng cùng với 2 bước chẩn đoán sau đây:
Khai thác tiền sử bệnh lý và thăm khám thể chất:
Bác sĩ sẽ bắt đầu khai thác tiền sử bệnh lý của gia đình vì dị ứng thường sẽ mang tính chất di truyền cao. Mặt khác, các y bác sĩ còn sẽ khai thác thêm một số thông tin cơ bản chẳng hạn như tiền sử bản thân bé, loại sữa mà bé đã dùng, thời điểm xuất hiện tình trạng,… Đây là những tin tuy cơ bản nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán.
Bên cạnh đó việc thăm khám thể chất , lâm sàng da, hệ tiêu hoá, và hệ hô hấp cũng không thể thiếu vì đây là các cơ quan chủ yếu thường sẽ bị ảnh hưởng do dị ứng đạm sữa bò gây ra.
Bác sĩ thăm khám thể chất cho trẻ
Xét nghiệm dị ứng:
Xét nghiệm IgE đặc hiệu với các protein của sữa bò
Skin prick Test ( lẩy da) với sữa
Test loại trừ nghĩa là để trẻ kiên sữa từ khoảng 2 đến 4 tuần, nếu các triệu chứng giảm thì cho ăn lại với công thức từ sữa bò. Nếu tình trạng cũng như triệu chứng xuất hiện lại thì test dương tính, trẻ. Em có dị ứng với đạm sữa bò. Do đó bài test này còn có tên gọi khác là cho ăn lại.
Test thử thách đường miệng: Đây là dạng test tiêu chuẩn vàng cần được thực hiện tại bệnh viện để đảm bảo độ chính xác.
5. Cách xử trí tình huống trẻ dị ứng đạm sữa bò
Trẻ em dưới 12 tháng tuổi chủ yếu nhận được nguồn cấp dinh dưỡng từ sữa. Chính vì thế, mà cách xử lý duy nhất để tránh các dị ứng do đạm sữa bò gây ra là tránh để trẻ hoàn toàn không sử dụng sữa bò và những chế phẩm được làm từ sữa bò ra khỏi chế độ ăn của bé. Bằng cách cho bé uống hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc trong trường hợp không có sữa mẹ thì có thể trẻ sử dụng sữa có công thức chứa đạm thuỷ phân tích cực từ 2-4 tuần.
Cách xử trí tình huống dị ứng đạm sữa bò ở trẻ cần được đặc biệt quan tâm
Công thức sữa thuỷ phân là loại sữa đã kiểm nghiệm lâm sàng về độ an toàn và mức độ dinh dưỡng và được các chuyên gia khuyến nghị nên sử dụng trong điều trị dị ứng đạm sữa bò.
Sau một thời gian kiên trì sử dụng và tình hình dị ứng có phần cải thiện và thuyên giảm thì cho bé thử lại với sữa bò. Nếu như lại xuất hiện các triệu chứng dị ứng thì nên tiếp tục sử dụng công thức sữa thuỷ phân toàn phần ít nhất là khoảng 6 tháng trở lên.
Hầu như tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ không kéo dài quá lâu, có thể bắt đầu sớm nhưng sẽ khỏi khi trẻ từ 1 đến 4 tuổi. Khi đó trẻ có thể uống sữa hoặc ăn các chế phẩm sữa được làm từ sữa bò mà không có bất cứ vấn đề về sức khỏe.
6. Phòng tránh dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
Nuôi con bằng sữa mẹ đầy đủ trong ít nhất 6 tháng đầu tiên sau khi sinh là cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhỏ. Sữa mẹ có đầy đủ tất cả dinh dưỡng giúp bảo vệ bé khỏi các nguy cơ bị dị ứng thức ăn, cũng như tốt cho sự phát triển của bé.
Nếu không may bé mắc phải tình trạng bệnh này bạn đừng quá hoảng hốt, bạn cần đến ngay các cơ sở ý tế gần nhất để được sự giúp đỡ của các y bác sĩ.
Với những thông tin được nêu trên, MEDIGO hy vọng bạn đã có những kiến thức cũng như cách nhận biết và cách xử lý phù hợp khi không may con bạn gặp phải tình trạng dị ứng đạm sữa bò.
Đánh giá bài viết này
(3 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm