Rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì hiệu quả nhất?
Ngày cập nhật
Ths.BS Võ Trần Minh Trí
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát, Tim mạch, Tiêu hóa, Hô hấp
1. Tổng quan về rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bất thường xảy ra ở hệ tiêu hóa, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa như:
- Do bệnh lý (viêm đại tràng, viêm loét dạ dày… )
- Do chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa phù hợp (ăn đồ cay nóng, đồ ăn kích thích hệ tiêu hóa, uống nhiều đồ uống có cồn, thức khuya, hút thuốc…)
- Do căng thẳng, stress thường xuyên
- Do lạm dụng thuốc kháng sinh
- Do mất cân bằng vi sinh vật đường ruột
Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng
Rối loạn tiêu hóa thường không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và nếu không được điều trị đúng cách kịp thời có thể gây giảm hấp thu chất dinh dưỡng, gây các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa, nghiêm trọng nhất là ung thư đường ruột. Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa thì nên uống thuốc gì?
2. Rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?
Dưới đây là một số thuốc điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp:
2.1 Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón
2.1 Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa Duphalac
Duphalac là thuốc điều trị táo bón, hỗ trợ đường ruột, được sử dụng phổ biến, dễ dùng. Ngoài ra Duphalac còn điều trị và hỗ trợ phòng bệnh trong bệnh lý não gan.
Một số lưu ý khi dùng Duphalac:
- Không nên lạm dụng Duphalac do có thể gây mất cân bằng điện giải khi sử dụng quá liều.
- Thận trọng khi dùng Duphalac cho trẻ em, chỉ sử dụng khi thật cần thiết và có giám sát của người lớn.
- Chú ý khi dùng với bệnh nhân tiểu đường do dùng Duphalac liều cao có thể gây tăng đường huyết.
Thuốc điều trị táo bón Duphalac
2.1.2 Sorbitol
Sorbitol là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, kích thích nhu động ruột, được sử dụng phổ biến trên thị trường, có công dụng điều trị táo bón, khó tiêu. sorbitol có nhiều dạng bào chế như viên uống, viên đặt, sử dụng được cho nhiều trường hợp bệnh nhân.
Một số lưu ý khi sử dụng Sorbitol:
- Tránh lạm dụng Sorbitol hoặc sử dụng thường xuyên do có thể gây rối loạn điện giải.
- Dừng ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng như đau trướng bụng, tiêu chảy.
2.2 Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy
2.2.1 Racecadotril
Racecadotril là thuốc điều trị tiêu chảy cấp tính, dùng được cho cả trẻ em (lớn hơn 3 tháng tuổi) .Với đa dạng bào chế như bột cốm, viên nang, cốm pha hỗn dịch uống…, bệnh nhân có thể mua Racecadotril phù hợp với thể trạng của từng người bệnh.
2.2.2 Berberin
Berberine thường dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy và kiết lỵ. Có thể dùng berberin trước hay sau ăn đều được.
Lưu ý, không dùng Berberin cho phụ nữ có thai, thuốc có thể gây hại đến thai nhi.
2.3 Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa dẫn đến đầy hơi
2.3.1 Viên sủi Dizzo
Viên sủi Dizzo là sản phẩm hỗ trợ đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng hấp thu dưỡng chất, làm giảm đầy hơi, khó tiêu nhanh chóng và hiệu quả. Viên sủi Dizzo được bào chế dưới dạng viên sủi nên rất dễ sử dụng, phù hợp với nhiều người.
Lưu ý, nên uống thuốc sau khi thuốc đã tan hoàn toàn, tuyệt đối không ngậm thuốc trong miệng.
Viên sủi Dizzo chứa men tiêu hóa
2.3.2 Espumisan
Espumisan là thuốc dùng trong điều trị triệu chứng đầy hơi, trướng bụng do rối loạn tiêu hóa gây ra; ngoài ra thuốc còn được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh siêu âm hoặc chụp X-quang vùng bụng. Espumisan có thể sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn, có thể sử dụng trong thời gian dài.
3. Các lưu ý khi sử dụng thuốc rối loạn tiêu hóa
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, tuân thủ đúng liều lượng để hạn chế các trường hợp dùng quá liều, dùng thuốc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không sử dụng thuốc cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh nên đi khám để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời
- Khi sử dụng thuốc phải lưu ý các biểu hiện bất thường của cơ thể. Nếu thấy các phản ứng không mong muốn của thuốc thì phải dừng ngay và liên hệ với bác sĩ để nhận sự giúp đỡ kịp thời
- Đặc biệt lưu ý khi sử dụng cho trẻ em và phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền
- Khi đang sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa mà cần phải sử dụng các loại thuốc khác thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các tương tác thuốc, gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
4. Một số biện pháp điều trị rối loạn tiêu hóa khác
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, có rất nhiều cách điều trị rối loạn tiêu hóa khác nhau. Cùng với điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp sau để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa:
- Ngăn ngừa các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa như tránh các đồ uống có cồn, chất kích thích, hạn chế thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa, hạn chế đồ ăn cay, dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều chất béo…
- Thiết lập chế độ ăn hợp lý: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi, ưu tiên các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Đối với bệnh nhân táo bón, nên ăn nhiều chất xơ,vitamin như rau xanh, các loại hoa quả, ngũ cốc để hỗ trợ quá trình tiêu hóa của cơ thể
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Sử dụng thêm men vi sinh, các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng
- Tập thể dục thường xuyên. Thói quen tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp ích cho hệ tiêu hóa mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể
- Giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ bởi khi lo âu stress sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, điển hình là đau dạ dày
Bên cạnh việc sử dụng thuốc và các biện pháp điều trị rối loạn tiêu hóa khác, người bệnh cần đảm bảo vệ sinh thân thể như đánh răng, súc miệng sạch sẽ, rửa tay trước khi và sau khi ăn… Điều này không chỉ giúp phòng bệnh mà còn giúp mau khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Trên đây, Medigo app vừa chia sẻ một số loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa. Hy vọng với nội dung bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về rối loạn tiêu hóa thì nên uống thuốc gì.
Đánh giá bài viết này
(6 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm