Nấu ăn bằng CHẢO GANG có thực sự giúp bổ sung sắt?
Ngày cập nhật
Thế nào là tình trạng thiếu sắt?
Sắc là một thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để hình thành nên hai protein tối quan trọng là hemoglobin và myoglobin. Chức năng chính của hemoglobin là vận chuyển oxy đến các cơ quan thông qua tế bào hồng cầu và myoglobin mang sắt đến các nhóm cơ.
Tình trạng thiếu hụt sắt diễn ra khi bạn mất quá nhiều máu kéo theo việc thiếu hụt trầm trọng hồng cầu, khẩu phần ăn không đủ chất sắt, không thể hấp thu hay cơ thể dùng quá nhiều nguyên tố này. Một số đối tượng đặc biệt như ăn chế độ chay/thuần thực vật, bệnh lý tiêu hoá, có thai sẽ dễ có nguy cơ thiếu hụt sắt hơn.
Nếu thiếu sắt đi kèm các triệu chứng sau, chứng tỏ bạn đang cần sự hỗ trợ từ bác sĩ:
- Mệt mỏi
- Đau đầu, choáng váng
- Mất nhận thức
- Tay chân lạnh
- Da nhợt nhạt
- Thở nhanh nông
- Đau ngực, tăng nhịp tim
- Nhiệt miệng
- Khô móng hay rụng tóc
Ở các nước đang phát triển, tình trạng thiếu sắt sẽ dễ diễn ra hơn bởi hệ thống y tế, dinh dưỡng và kinh tế.
Nấu ăn bằng chảo gang có giúp bổ sung sắt không?
Theo một số nghiên cứu hiện nay, cụ thể ở tạp chí PLOS ONE cho thấy các bằng chứng cho thấy chảo gang có thể giảm tình trạng thiếu hụt sắt ở trẻ em và sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để khảo sát về mức độ an toàn lẫn hiệu quả.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Arizona cho biết phương pháp ngừa thiếu sắt này sẽ phụ thuộc vào mức độ hấp thu sắt theo độ tuổi, kích thước chảo, loại thức ăn chế biến, thời gian chế biến cùng tuổi thọ của dụng cụ.
Dựa trên 8 nghiên cứu về việc tăng hemoglobin nhờ khẩu phần ăn chế biến với chảo gang, 40% trong số này cho thấy có bằng chứng xác thực. Với 6 nghiên cứu về tăng nồng độ sắt trong máu thì 50% cho kết quả khả quan rằng có cải thiện việc tăng cường bổ sung sắt cho cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên 1 số lại chưa có sự cải thiện quá rõ rệt, cần nhiều bằng chứng cũng như phải kiểm tra xem hiệu quả cụ thể trên các nhóm thực phẩm khi chế biến.
Các thực phẩm mọng nước và chứa tính chua (acidity) có thể hấp thu nhiều sắt hơn khi chế biến, chẳng hạn bạn có thể hấp thu nhiều sắt hơn khi nấu sốt mì Ý trên chảo gang lâu hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại ĐH Arizona cho biết tính an toàn cần được cân nhắc và kiểm định lại, khi việc hấp thu quá nhiều sắt sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc cùng loạt triệu chứng như tiêu chảy, xuất huyết, buồn nôn.
Những thực phẩm giúp duy trì hàm lượng sắt lý tưởng
Phương pháp lý tưởng để hạn chế việc thiếu hụt sắt đến từ một khẩu phần ăn dinh dưỡng, hợp lý duy trì mỗi ngày. Nguồn thực phẩm chứa sắt sẽ chia thành hai loại: chứa sắt heme và sắt nonheme. Nhóm chứa sắt heme sẽ bao gồm các loại thịt từ động vật, hải sản. Nhóm chứa sắt nonheme đến từ các thực phẩm ngũ cốc, hạt, đậu, và rau có lá xanh.
Ngoài ra, bổ sung vitamin c sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt nonheme tốt hơn ở thực phẩm cũng như sắt cũng được tìm thấy ở gạo và lúa mì.
Các loại thực phẩm giàu sắt có thể kể đến:
- Nhóm hải sản có vỏ như sò, ốc
- Gan bò/gà
- Cá mòi/cá ngừ đóng hộp
- Chocolate đen
- Các loại đậu
- Trái cây khô
- Rau chân vịt
- Đậu lăng
Khi nào đến thăm khám bác sĩ với tình trạng thiếu sắt đang có?
Tình trạng thiếu sắt khi có triệu chứng đi kèm dấu hiệu nguy hiểm sẽ được bác sĩ kiểm tra qua xét nghiệm máu cùng việc bổ sung sắt thiếu hụt trong cơ thể. Tuỳ thuộc vào từng cơ địa, bệnh sử, độ tuổi của bệnh nhân mà phương pháp bổ sung sắt sẽ được lựa chọn, nhằm vừa cung cấp đủ sắt cho cơ thể và vẫn tránh được tình trạng ngộ độc sắt
Nguồn tài liệu: University Health News
Dịch thuật: Bác sĩ Nghiêm
Đánh giá bài viết này
(13 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm