lcp

Top 5 thuốc bôi nhiệt lưỡi hiệu quả nhất 2023

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Nguyễn Lý Nhật Tâm

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Răng Hàm Mặt

Nhiệt lưỡi gây ra tình trạng viêm loét vùng lưỡi gây đau rát và khó chịu. Đây là bệnh nhẹ tuy nhiên khi kéo dài cần sử dụng đến các thuốc kháng sinh hỗ trợ điều trị. Xem ngay các thuốc bôi nhiệt lưỡi được sử dụng nhiều nhất

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây nhiệt lưỡi

Nhiệt lưỡi thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc hình thành vi khuẩn do tác động của nước bọt và môi trường trong khoang miệng luôn ẩm ướt. Những nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt ở lưỡi như:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Căng thẳng, lo âu hoặc thay đổi hormone.
  • Vệ sinh miệng chưa tốt dẫn tới nhiều loại vi khuẩn có hại phát triển gây ra nhiễm khuẩn.
  • Làm các thủ thuật nha khoa như sử dụng dụng cụ niềng răng, móc cài răng giả, nhổ răng, viêm nha chu.
  • Dị ứng: natri lauryl sulfat có trong kem đánh răng và các sản phẩm vệ sinh răng miệng.
  • Tổn thương miệng như cắn vào lưỡi.
  • Chế độ ăn thiếu chất như sắt, folate, vitamin b6 và B12, vitamin D; kẽm hoặc thiamine…
  •  Lạm dụng rượu bia, thuốc lá.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, dầu mỡ gây tổn thương niêm mạc lưỡi.

2. Top 5 thuốc bôi nhiệt lưỡi hiệu quả nhất 2023

Nhiệt lưỡi đa phần là lành tính và tự khỏi hoàn toàn sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên để làm giảm khó chịu, tăng tốc độ hồi phục tổn thương cũng như hạn chế loét lan rộng, có thể sử dụng một số sản phẩm lành tính sau: 

2.1 Thuốc bôi nhiệt lưỡi Oracortia

Thuốc nhiệt miệng Oracortia được bào chế dưới dạng thuốc mỡ bôi ngoài da và niêm mạc miệng…Thành phần chính là Triamcinolone Acetonide hàm lượng 0,1 % cùng các tá dược khác như Natri Carboxymethylcellulose, gelatin, pectin, tinh dầu bạc hà, hydrocarbon gel.

thuốc bôi nhiệt lưỡi

Công dụng: Điều trị hỗ trợ làm giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng hay tổn thương dạng loét do chấn thương.

Đối tượng: Người lớn và trẻ em. Thuốc bôi 1 - 2 lần/ngày. Nếu nhiệt miệng nặng, có thể tăng liều lên bôi 3 lần/ngày, dùng sau khi ăn.

Ưu điểm: thuốc được đóng gói dưới dạng  tuýp và trong túi nhôm dạng gel rất tiện lợi. Mùi hương dễ chịu và mang lại cảm giác mát lạnh khi bôi vào vị trí bị tổn thương.

Nhược điểm: Thuốc có khả năng hấp thu khá tốt, vì vậy bệnh nhân không được nuốt thuốc hoặc dùng băng quấn chặt vị trí bị tổn thương.

2.2 Thuốc bôi lở miệng, nhiệt lưỡi Kamistad Gel N

Kamistad - Gel N với thành phần là lidocain  là chất có tác dụng gây tê bề mặt. Nó giúp giảm đau nhanh chóng và kéo dài. Kamistad - Gel N cũng chứa dịch chiết hoa cúc có tác dụng chống viêm.

nhiệt lưỡi bôi thuốc gì

Chỉ định:

  • Viêm, đau niêm mạc miệng & môi (cả trường hợp có mụn nước, viêm lợi & nứt nẻ môi do trời lạnh).
  • Người mang răng giả: bôi lợi, vòm miệng & niêm mạc bị kích ứng & mẫn cảm.
  • Ngăn ngừa các triệu chứng tại chỗ khi mọc răng sữa/răng khôn & dùng trong phẫu thuật chỉnh răng.

Đối tượng: Người lớn và trẻ em 

Cách sử dụng:

  • Người lớn: lấy khoảng 0,5 cm thuốc bôi 3 lần/ngày
  • Trẻ em: Dùng bằng liều một nửa người lớn (mỗi lần lấy một đoạn thuốc 1/4 cm)

Lưu ý: Kamistad Gel N thường không được khuyến nghị sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi

Ưu điểm:

  • Dễ dàng sử dụng: Sản phẩm được bào chế dưới dạng gel nên khi bôi lên da dễ dàng lan ra khắp vết thương. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp kéo dài tác dụng do lidocain là hoạt chất giải phóng chậm.
  • Không độc nếu nuốt phải: Do điều trị nhiệt miệng nên việc bệnh nhân nuốt phải là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, thuốc khá an toàn nên dù nuốt phải bạn cũng có thể yên tâm sản phẩm không gây độc hại
  • Hiệu quả nhanh: Vì có chứa chất gây tê nên tác dụng của sản phẩm lên vết loét, nhiệt miệng khá nhanh, bạn sẽ thấy cơn đau giảm ngay sau khi sử dụng. 

2.3 Thuốc bôi trị lở miệng Zytee RB Gel

Thành phần:  Choline salicylate có tác dụng giảm đau chống viêm dùng để giảm sưng, giảm viêm và điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. 

Các dạng bào chế tại chỗ có chứa choline salicylate được chỉ định để điều trị đau răng, mọc răng ở trẻ sơ sinh, kích ứng răng giả, dụng cụ chỉnh nha, tình trạng viêm và vết thương trong miệng. 

Tác dụng của thuốc xuất hiện trong vòng vài phút sau khi bôi và tác dụng kéo dài trong 3-4 giờ, tùy thuộc vào từng cơ địa. 

nhiệt lưỡi bôi thuốc gì

Công dụng: Dùng làm giảm đau răng. Viêm lưỡi, viêm miệng, loét miệng và các tổn thương viêm khác ở miệng.

Đối tượng: Người lớn và trẻ em

Cách sử dụng: 

  • Lấy 1-2 giọt gel thuốc lên đầu ngón tay trỏ và chấm xoa nhẹ lên vùng bị tổn thương.
  • Lặp lại mỗi 3 - 4 giờ một lần.

Cần lưu ý: Liều dùng cụ thể phụ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh của từng bệnh nhân. 

Ưu điểm: Được bào chế dưới dạng bôi tại chỗ, tác dụng nhanh, thuận tiện, dễ sử dụng và có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn và vi nấm.

Nhược điểm: Chưa xác định được liều lượng và mức độ an toàn cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú và tương tác thuốc. Nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng cho các đối tượng nêu trên.

2.4 Thuốc điều trị nhiệt lưỡi Orrepaste

Orrepaste là một thuốc gel bôi có chứa thành phần hoạt chất triamcinolone acetonide. Đây là một glucocorticoid tổng hợp có đặc tính chống dị ứng và chống viêm bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thuốc còn có tác dụng giữ muối, giữ nước nhưng tác dụng yếu hơn tác dụng của các loại thuốc trên. Orrepaste được hấp thụ tốt khi bôi bên ngoài, đặc biệt là khi bôi trên diện rộng, dưới lớp băng hoặc trên vùng da bị tổn thương.

Orrepaste là một trong những thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả nhất hiện nay. Thuốc bôi bám dính tốt và che phủ bề mặt vết loét. Chỉ cần sử dụng 2-3 lần một ngày. Trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy vết thương ở miệng co lại, lành nhanh và đỡ đau hơn rất nhiều.

thuốc bôi nhiệt lưỡi

Công dụng: Điều trị hỗ trợ và làm giảm tạm thời các triệu chứng thương tổn do viêm và loét ở miệng.

Dùng ngoài: các bệnh ngoài da đáp ứng với steroid.

Đối tượng: Người lớn và trẻ em

Cách sử dụng: Thuốc Orrepaste được dùng trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.  Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc từ 2 - 3 lần/ngày tùy thuộc vào mức độ của các triệu chứng của bệnh.

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng Orrepaste. Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Đặc biệt, có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn như loét đường tiêu hóa, dị ứng tại vị trí bôi thuốc, dị hóa protein, suy tuyến thượng thận và suy giảm chuyển hóa glucose.

Người dùng dùng thuốc này cần được theo dõi chặt chẽ. 

2.5 Thuốc trị nhiệt lưỡi Mouthpaste

Mouthpaste thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu với dược chất chính là Triamcinolon acetonid. Thuốc được bào chế dưới dạng Gel bôi niêm mạc miệng và được đóng gói theo tuýp 5g hoặc 10g. Trong mỗi 5g gel có chứa Triamcinolon acetonid 5mg..

thuốc bôi nhiệt lưỡi

Công dụng: Điều trị các chứng viêm loét niêm mạc miệng và môi. Viêm đau lợi và đau do nứt nẻ. Phòng ngừa triệu chứng viêm đau khi mọc răng, đau răng, chỉnh răng, mang răng giả, viêm quanh răng.

Đối tượng: Người lớn và trẻ em

Cách sử dụng:

Sử dụng một chấm nhỏ thuốc thoa nhẹ nhàng lên vùng niêm mạc bị tổn thương và bôi từ 2- 3 lần/ngày.

Người bệnh không nên dùng Mouthpaste quá 8 ngày liên tiếp và không bôi một lớp dày với diện rộng. Bởi có thể làm cho lớp niêm mạc bị kích ứng và tổn thương.

Liều dùng thông thường:

  • Dùng Mouthpaste 2 - 3 lần/ ngày.
  • Không điều trị quá 8 ngày liên tiếp.

Ưu điểm:

Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau tác dụng nhanh. Nó có thể được sử dụng để ngăn ngừa viêm miệng, viêm miệng và viêm miệng. Nó có thể được sử dụng để giảm đau do đau răng, viêm quanh răng. 

Nhược điểm:

Thuốc dạng gel bôi miệng Mouthpaste có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn trong thời gian sử dụng: 

  • Bị nóng rát tại vùng bôi thuốc 
  • Tình trạng ngứa dị ứng xuất hiện trên da
  • Vùng mô mềm sử dụng thuốc xuất hiện trạng thái bị kích thích 

Thông thường các triệu chứng phụ này sẽ thuyên giảm và biến mất chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên nếu các triệu chứng này kéo dài và diễn biến nghiêm trọng hơn thì người dùng cần phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và được hướng dẫn cụ thể bởi bác sĩ. 

3. Lưu ý và lời khuyên khi bị nhiệt lưỡi:

Lưu ý:

  • Sử dụng sản phẩm đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia để tránh những rủi ro.
  • Dùng sản phẩm thường xuyên, không bỏ liều và chỉ ngừng sử dụng khi các triệu chứng biến mất.
  • Nếu không có chỉ định của bác sĩ, không nên sử dụng thuốc với liều lượng lớn và trong thời gian dài.
  • Nếu thấy loại kem lạ hoặc hết hạn sử dụng, tuyệt đối không sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Để hồi phục nhanh chóng, đừng cử động miệng quá nhiều, uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh. Không sử dụng nếu có dấu hiệu kích ứng trên da hoặc trên cơ thể, vì thành phần lidocain của thuốc rất dễ tương tác và gây phản ứng.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng để tránh làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm loét miệng. Thay vào đó hãy bổ sung nhiều vitamin ckhoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
  • Hiệu quả của sản phẩm khác nhau ở mỗi người nên hãy sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Lời khuyên:

  • Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng, có thể chế độ ăn uống và sức khỏe của bạn.  Vì vậy, bạn nên nghĩ đến việc từ bỏ những thói quen xấu và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Hạn chế thực phẩm cay, nóng dễ gây tổn thương cho miệng.
  • Tránh những thực phẩm quá khô, quá cứng hoặc quá giòn vì chúng có thể làm tổn thương niêm mạc miệng và gây loét miệng. Thay vào đó hãy chọn những thực phẩm mềm, dễ ăn.
  • Tránh các thực phẩm, thức uống nhiều cồn hoặc các chất gây nóng người, tích tụ độc tố.
  • Tránh các món chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn chứa nhiều chất gây hại cho sức khỏe và khoang miệng.
  • Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng, ngoài thói quen ăn uống trên, bạn cũng cần chăm sóc răng miệng thường xuyên, súc miệng bằng nước muối sát trùng, nhai chậm, nhai kỹ và tập trung ăn uống.

Hy vọng những gợi ý trên về các sản phẩm thuốc bôi nhiệt lưỡi của Medigo sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp với bệnh của mình.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(11 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm