Giải đáp: Uống thuốc an thần nhiều có hại không?
Ngày cập nhật
1. Tìm hiểu về thuốc an thần và cách dùng
Tìm hiểu về thuốc an thần và cách dùng
Thuốc an thần là nhóm thuốc tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương thông qua chất dẫn truyền thần kinh gaba (acid gamma – aminobutyric). Thuốc có tác dụng làm chậm lại hoạt động của não bộ, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn, giúp người dùng dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Thuốc an thần không giúp người dùng ngủ ngon giấc hơn, nó chỉ giúp hỗ trợ thúc đẩy người dùng nhanh đi vào giấc ngủ.
Trước đây, thuốc an thần thường được dùng cho bệnh nhân mắc các bệnh thần kinh như: Động kinh, tâm thần phân liệt,.. hay các trường hợp cần gây mê trước khi tiến hành phẫu thuật. Còn hiện nay, nhóm thuốc này được dùng cho người điều trị các bệnh lý thần kinh và tâm lý:
- Người suy nghĩ quá nhiều dẫn đến cơ thể bị mất ngủ, suy nhược, stress quá mức.
- Người bị khó ngủ trong một thời gian dài, ngủ chập chờn, dễ thức giấc và khó ngủ lại.
- Bệnh nhân bị trầm cảm hoặc có dấu hiệu trầm cảm.
- Bệnh nhân bị tự kỷ.
Thuốc an thần thuộc danh mục thuốc kê đơn, bệnh nhân chỉ được phép dùng thuốc này khi có chỉ định kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. Đây cũng là một nhóm dễ bị lạm dụng, gây nghiện nếu dùng kéo dài, nên bệnh nhân được khuyến cáo không nên dùng thuốc kéo dài quá 2 tuần.
2. Uống nhiều thuốc an thần có sao không?
Thuốc an thần tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương của cơ thể nên nếu bệnh nhân dùng thuốc trong thời gian dài sẽ để lại nhiều tác hại đối với cơ thể. Những tác hại của việc uống nhiều thuốc an thần như:
Rối loạn cảm xúc của não bộ
Rối loạn cảm xúc của não bộ
Vì là thuốc gây ức chế thần kinh nên khi uống thuốc an thần quá nhiều sẽ gây rối loạn hoạt động của não bộ. Bệnh nhân uống nhiều thuốc an thần dễ rơi vào tình trạng bị rối loạn cảm xúc, cùng với đó là cảm giác căng thẳng, lo lắng kéo dài. Lạm dụng quá nhiều còn có thể khiến bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm.
Bị nghiện thuốc an thần
Bị nghiện thuốc an thần
Khi dùng thuốc liên tục trong thời gian dài, bệnh nhân sẽ dễ ỷ lại vào thuốc dẫn đến tình trạng nghiện thuốc an thần. Nhiều người cảm thấy không uống thuốc sẽ không thể ngủ được và dùng thuốc liên tục. Nhưng đến một lúc nào đó, bệnh nhân sẽ bị nhờn thuốc, không còn đáp ứng với liều bình thường và có xu hướng tự ý tăng liều dùng mà không báo cho bác sĩ. Đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nghiện thuốc an thần.
Thuốc an thần làm chậm lại hoạt động của não do đó nếu ngừng thuốc đột ngột sẽ gây ra nhiều tổn thương cho não. Một số phản ứng cai nghiện có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột như co giật, rơi vào trạng thái lo lắng không yên,.... Chính vì vậy, bệnh nhân không nên ngừng thuốc đột ngột mà nên giảm liều từ từ theo chỉ định của bác sĩ.
Gây ức chế hô hấp
Đối với bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp hay tim mạch, cần thận trọng khi dùng thuốc an thần. Do thuốc an thần có thể gây ra các tác dụng phụ làm ức chế trung tâm hô hấp khiến người dùng bị khó thở, thở chậm. Thậm chí dùng liều cao có thể khiến bệnh nhân bị hôn mê, mất ý thức và tử vong.
Những bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp hay tim mạch nên nói rõ với bác sĩ điều trị để được kê đơn thuốc phù hợp và an toàn nhất.
Gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm
Việc dùng quá nhiều thuốc an thần cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đối với sức khỏe người dùng. Một số tác dụng phụ của thuốc như:
- Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, trở nên lú lẫn (thường gặp ở nhóm người cao tuổi).
- Chóng mặt, buồn nôn, đau tức ngực, ù tai.
- Gây ra tình trạng vô sinh ở cả nam và nữ, giảm ham muốn tình dục.
- Bệnh nhân bị giảm thị lực, giảm nhận thức, khó thở.
- Khi dùng quá nhiều thuốc cùng lúc, bệnh nhân có thể tử vong.
3. Dấu hiệu nhận biết uống thuốc an thần quá nhiều
Dấu hiệu nhận biết uống thuốc an thần quá nhiều
Một số dấu hiệu nhận biết khi bệnh nhân uống thuốc an thần quá nhiều như:
- Bệnh nhân mất phối hợp giữa các chi.
- Xuất hiện tình trạng nói lắp.
- Không thể tập trung vào một việc nào đó, khó suy nghĩ.
- Bị mất ý thức tạm thời, rơi vào trạng thái ngủ say. Khi tỉnh lại có cảm giác đầu choáng, đau nhức đầu.
- Bệnh nhân bị suy hô hấp thậm chí ngừng thở.
- Có dấu hiệu suy giảm thị lực, mờ mắt.
- Tinh thần bất ổn, khó kiểm soát cảm xúc.
- Thường xuyên gặp ảo giác, thậm chí bị mất trí nhớ.
- Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Mạch đập nhanh, thở chậm, hơi thở nông, khò khè. Kiểm tra đồng tử bị co lại, tụt huyết áp.
4. Làm gì khi uống nhiều thuốc an thần
Khi bệnh nhân uống quá nhiều thuốc an thần và bắt đầu có các dấu hiệu nhận biết như trên, người nhà nên đưa bệnh nhân đi khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không để bệnh nhân ngừng thuốc đột ngột vì điều này sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới thần kinh não bộ của bệnh nhân.
Trong trường hợp bệnh nhân được phát hiện trong trạng thái bất tỉnh do dùng thuốc an thần quá liều, bạn có thể áp dụng cách sơ cứu sau:
- Bệnh nhân bất tỉnh và còn thở, hãy cho bệnh nhân nằm nghiêng nhẹ nhàng. Đảm bảo đường thở thông thoáng bằng cách ngửa đầu bệnh nhân ra sau, nâng cằm lên.
- Kiểm tra hơi thở bệnh nhân, theo dõi sát sao cho đến khi có thêm sự trợ giúp từ nhân viên y tế.
- Không nên móc họng cho bệnh nhân nôn và không cho bệnh nhân uống thêm nước.
- Gấp rút đưa người bệnh tới bệnh viện cấp cứu trong thời gian sớm nhất.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị cụ thể cho bệnh nhân dùng quá liều thuốc an thần. Tuy nhiên, một số biện pháp vẫn được áp dụng để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân gồm:
- Duy trì, hỗ trợ thông khí đường thở cho bệnh nhân.
- Bơm rửa dạ dày để loại bỏ các thuốc không được hấp thu khỏi cơ thể. Biện pháp này chỉ được áp dụng khi được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp cụ thể.
- Dùng than hoạt tính liên kết với thuốc để giảm lượng thuốc hấp thu vào máu. Sau đó, lượng thuốc đã liên kết với than hoạt tính sẽ bị đào thải qua phân.
Trên đây là thông tin về các dấu hiệu nhận biết uống thuốc an thần quá nhiều và cách sơ cứu khi bệnh nhân hôn mê do uống thuốc quá liều. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Đánh giá bài viết này
(11 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm