lcp

Giang mai bẩm sinh: Những điều cần biết cho sản phụ

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Không chỉ thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), giang mai có khả năng cao lây truyền từ mẹ sang con rất cao cùng nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi; nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

1. Định nghĩa về giang mai bẩm sinh

Giang mai bẩm sinh (Syphilis during pregnancy) lây truyền bởi Xoắn khuẩn Treponema pallidum qua con đường nhau thai gây tổn thương đa cơ quan cho trẻ. Tỷ lệ người mẹ nhiễm Giang mai giai đoạn sơ cấp (chưa điều trị) hoặc tái phát lần 2 có tỷ lệ cao lây nhiễm từ 60 đến 80% (từ tuần thứ 10 đến 15 của thai kỳ).

Tùy từng trường hợp, thai đã lây nhiễm giang mai từ mẹ có thể bị sảy, chết lưu hoặc tử vong sơ sinh (chiếm 40%), dị tật hoặc tồn tại ở dạng tiềm ẩn.

Kể từ năm 2010, giang mai bẩm sinh được phát hiện có xu hướng tăng mạnh, lên đến 500% số ca nhiễm chi riêng tại Hoa Kỳ. 

Giang mai bẩm sinh

2. Các giai đoạn của giang mai bẩm sinh

Giang mai bẩm sinh  Thời gian xuất hiện triệu chứngTriệu chứng

Giai đoạn sớm


 

Từ khi sinh đến 2 tuổi

Triệu chứng rõ ràng: 


 

  • Sang thương phát ban trên da, lòng bàn tay, bàn chân
  • Sang thương dạng sẩn xung quanh mũi, miệng, vùng kín
  • Nổi hạch bạch huyết toàn thân
  • Gan, lách to 
  • Chậm tăng trưởng
  • Viêm xương sụn quanh khớp (xương dài, xương sườn) diễn ra sau 8 tháng tuổi có thể thấy trên lâm sàng và Xquang





 

Giai đoạn muộnBiểu hiện sau 2 tuổi

Tam chứng Hutchinson:

  • Viêm mê đạo tai, bất thường tai trong, có thể gây điếc
  • Các vấn đề về mắt (viêm giác mạc kẽ)
  • Dị dạng răng Hutchinson (răng vĩnh viễn ở trẻ trên 6 tuổi): Răng nhỏ, hình nón, men răng mỏng, xỉn màu và thưa


 

Giảm phát triển sụn đầu xương


 

Giang mai thần kinh thầm lặng gây liệt và teo cơ về sau


 

Viêm gây sẹo giác mạc


 


 

Trong quá trình mang thai của sản phụ đã nhiễm giang mai, các vấn đề có thể gặp phải bao gồm:

  • Sảy thai (Miscarriage): Xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ
  • Sanh non (Premature birth): Sản phụ chuyển dạ sanh trước tuần thứ 37 của thai kỳ
  • Thai chậm tăng trưởng (growth-restricted): Cân nặng của mẹ và thai thấp hơn chỉ số cần thiết trong quá trình mang thai
  • Bất thường dây rốn và nhau thai
  • Thai lưu
Giang mai bẩm sinh

3. Chẩn đoán giang mai bẩm sinh

Chẩn đoán cho giang mai bẩm sinh bao gồm hai giai đoạn sớm và muộn. 

Đối với giang mai bẩm sinh sớm, bác sĩ điều trị sẽ kết hợp giữa lâm sàng, nhuộm/soi vi khuẩn từ nhau thai hoặc dây rốn, xét nghiệm huyết thanh của cả mẹ và trẻ, xét nghiệm dịch não tủy (CFS).

Xét nghiệm huyết thanh mẹ mang tính chẩn đoán chính xác nhất, thực hiện 3 lần (giai đoạn sớm trước sinh, tam cá nguyệt 3 và sau sinh), Với trẻ sơ sinh/nhỏ có biểu hiện triệu chứng của giang mai, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định chọc dò dịch não tuỷ (cho đếm số lượng tế bào, VLĐ và protein), công thức máu, chức năng gan và xquang xương dài (kiểm tra tình trạng viêm màng xương, xương điển hình của giang mai).

Các xét nghiệm kiểm tra về thị lực và thính lực cũng có thể được cân nhắc kiểm tra, tuỳ vào tình trạng bệnh của trẻ

Đối với giang mai bẩm sinh muộn, chẩn đoán phụ thuộc vào lâm sàng bệnh, tiền sử và chẩn đoán huyết thanh dương tính. Lâm sàng nổi bật của giang mai bẩm sinh muộn chính là tam chứng Hutchinson (viêm kẽ sẹo hóa giác mạc, tổn thương răng cửa Hutchinson, và điếc do tổn thương thần kinh tiền đình ốc tai). 

Khi trẻ và mẹ đã có kết quả xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính, định lượng VDRL (hoặc RPR) sẽ diễn ra định kỳ từ 2 đến 3 tháng; cho đến khi xét nghiệm không phản ứng hay hiệu giá kháng thể giảm gấp 4 lần. Với trẻ không nhiễm và được điều trị thành công, kết quả định lượng sẽ trở về 0 sau 6 tháng. Xét nghiệm theo dõi nên cùng 1 loại để mang đến đánh giá tương quan nhất.

Nếu định lượng VDRL hoặc RPR có phản ứng kéo dài từ 6 đến 12 tháng, trẻ cần được đánh giá lại tổng quan (bao gồm chọc dò dịch não tuỷ, tổng phân tích tế bào máu, xquang xương dài cùng các chỉ định cận lâm sàng khác tùy vào tình trạng bệnh).

Xem thêm bài viết: Cách đọc kết quả xét nghiệm bệnh giang mai chuẩn nhất

4. Điều trị giang mai bẩm sinh

Penicillin G là thuốc đầu tay điều trị giang mai bẩm sinhliệu pháp điều trị sẽ dành cho cả bà mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai: Điều trị bằng benzathine penicillin G (2.4 triệu đơn vị), 1 liều duy nhất. Sau điều trị, kết quả VDRL và RPR giảm 4 lần trong thời gian từ 6 đến 12 tháng, âm tính sau 2 năm ở hầu hết các bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân dị ứng với penicillin, bác sĩ sẽ tiến hành giải mẫn trước khi tiến hành điều trị. Erythromycin và Tetracyclin không được sử dụng cho việc điều trị giang mai ở phụ nữ mang thai.

Giang mai bẩm sinh

Đối với trẻ sơ sinh, tiêu chuẩn khuyến cáo điều trị từ CDC bao gồm:

  • Không điều trị (dù đã được chẩn đoán)
  • Có điều trị nhưng không theo phác đồ
  • Điều trị trước khi chuyển dạ dưới 4 tuần
  • Điều trị không sử dụng penicillin
  • Cận lâm sàng cho thấy mẹ tái nhiễm (hiệu giá kháng thể tăng gấp 4 lần)

Liều điều trị cho trẻ sơ sinh khuyến cáo bởi CDC là penicillin kết tinh dạng nước (50.000 đơn vị/kg) truyền tĩnh mạch 2 liều/ngày trong 7 ngày đầu đời và 3 liều/ngày sau đó với tổng số 10 ngày HOẶC procaine penicillin G (50.000 đơn vị/kg) tiêm bắp một lần/ngày liên tục 10 ngày. Trong trường hợp trẻ bỏ trị từ 1 ngày trở đi, liều điều trị sẽ bắt đầu lại từ đầu.

Đối với trẻ sau sơ sinh và lớn hơn, chọc dò não tuỷ sẽ được chỉ định trước khi tiến hành điều trị. Liều điều trị trị sẽ là penicillin G (50.000 đơn vị/kg) truyền tình mạch 4 đến 6 giờ một lần trong 10 ngày. Sau 10 ngày, 1 liều duy nhất benzathine penicillin G (50.000 đơn vị/kg) có thể được chỉ định sau khi kết thúc 10 ngày truyền tĩnh mạch.

Ở trẻ có triệu chứng giác mạc, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng corticosteroid và atropine; kết hợp với tham vấn của bác sĩ nhãn khoa. Ở trẻ có triệu chứng thính lực, điều trị có thể phối hợp c penicillin và corticosteroid như prednisone 0,5 mg/kg một lần/ngày trong 7 ngày đầu, tiếp theo là 0,3 mg/kg một lần/ngày ở 4 tuần tiếp theo.

5. Tham vấn và dự phòng

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như quan hệ tình dục an toàn để phòng ngừa tình trạng nhiễm các bệnh STDs nói chung và giang mai nói riêng. Với sản, đi khám thai định kỳ sẽ luôn mang đến sự tầm soát tổng quan tốt nhất và điều trị dứt điểm sớm; sau khi được phát hiện và chẩn đoán giang mai.

Sau khi trẻ đã được chẩn đoán giang mai bẩm sinh, mẹ và gia đình nên thăm khám lâm sàng cùng xét nghiệm huyết thanh học để tầm soát. Ở sản phụ nhiễm giang mai muốn mang thai ở lần tiếp theo cần được xét nghiệm huyết thanh (và điều trị nếu cần) để đảm bảo không lây nhiễm cho thai nhi.

Ở người mẹ không nhiễm giang mai, xét nghiệm huyết thanh âm tính nhưng có yếu tố quan hệ tình dục với người nhiễm sẽ cần điều trị bởi nguy cơ trở thành giang mai thật sự có nguy cơ từ 25 đến 50%.

Nhìn chung, giang mai bẩm sinh là bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại đến thai nhi (tỷ lệ dẫn đến tử vong trong thai kỳ hay sau sinh rất cao), do đó việc tầm soát từ mẹ và trong suốt quá trình mang thai rất quan trọng để bác sĩ đưa ra phương án điều trị hiệu quả sớm. 

Cho đến nay giang mai vẫn chưa có vaccine dự phòng, tầm soát và tham vấn là yếu tố then chốt để ngừa lây truyền giang mai từ mẹ sang con. 

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(9 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm