Thảo mộc: Những loại thảo mộc phổ biến tốt cho sức khỏe
Thảo mộc là các loại cây cỏ có chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người. Có rất nhiều loại thảo mộc phổ biến được sử dụng để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, như nghệ, đinh lăng, sâm, linh chi và nhiều loại khác. Hãy cùng tìm hiểu về thảo mộc và những loại thảo mộc phổ biến tốt cho sức khỏe trong bài viết này của Medigo.
Thảo mộc là gì?
Thảo mộc được định nghĩa là bất kỳ loại cây có lá, hạn hoặc hoa nào được sử dụng làm dược liệu, hương liệu hay gia vị nấu ăn.
Các loại thảo mộc có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe
Các loại thảo mộc đã được kiểm chứng là có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như giải độc, điều trị, bồi bổ,.... Chúng có khả năng cung cấp nhiều các chất chống oxy hóa và nhiều loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó, nhiều các loại cây thảo mộc có chứa hàm lượng lớn chất flavonoid, đây là chất có công dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
Việc sử dụng các loại cây thảo mộc để nấu ăn không những giúp tăng hương vị cho các món ăn, mà còn giúp tăng cường sức khỏe rất tốt.
Một số tác dụng của thảo mộc:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Giảm viêm xương khớp, viêm đường tiêu hóa
- Giảm lượng đường và cholesterol trong máu
- Ngăn ngừa ung thư
- Chăm sóc da, chăm sóc tóc, chăm sóc răng miệng
Các loại thảo mộc giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần
Sau đây hãy cùng tham khảo một số các loại thảo mộc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và tâm lý của người sử dụng.
Gừng
Gừng
Gừng từ lâu đã được xem là một loại thực phẩm có công dụng làm giảm tình trạng buồn nôn, ợ nóng hay các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bởi vậy, những thực phẩm như: kẹo gừng, mứt gừng, trà gừng hay gừng tươi pha chung với nước ấm và mật ong có công dụng giúp cải thiện hiệu quả các tình trạng trên.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng 2 đến 3 cốc trà gừng hoặc khoảng 4mg gừng tươi mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn tránh việc gặp phải một vài các tác dụng phụ mà gừng có thể gây ra.
Hoa cúc
Hoa cúc
Hoa cúc có chứa nhiều chất chất cống oxy hóa, bởi vậy nó có tác dụng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Bên cạnh đó, chất apigenin có trong loài hoa này khi liên kết với các thụ thể ở trong não sẽ tạo cảm giác buồn ngủ. Do đó, sử dụng trà hoa cúc là một phương pháp giúp an thần và mang đến một giấc ngủ ngon hơn cho những người bị tình trạng mất ngủ thường xuyên.
Ngoài ra, trà hoa cúc còn giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như: tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi, viêm loét dạ dày,... Đồng thời, sử dụng loại thảo mộc này cũng có tác dụng trong việc giảm tình trạng trầm cảm và căng thẳng, lo âu.
Nhân sâm
Nhân sâm
Nhân sâm là một loại thảo dược quý và có nhiều giá trị dinh dưỡng. Nó thường được dùng cho những người cần bồi bổ và phục hồi sức khỏe. Sử dụng nhân sâm sẽ giúp giảm stress, chống tình trạng suy nhược cơ thể và tăng cường trí tuệ.
Bên cạnh đó, nhâm sâm cũng giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời, nó còn có công dụng giúp hỗ trợ điều hòa hệ thống tim mạch, chống rối loạn nhịp tim và ổn định huyết áp.
Bởi vậy, để cải thiện sức khỏe, bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ nhân sâm như: viên uống, trà sâm hoặc một số món canh hầm từ nhân sâm.
Cam thảo
Cam thảo
Cam thảo là loại thảo mộc có khả năng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Bởi vậy, nó có thể dụng để hỗ trợ điều trị một số các bệnh liên quan đến da liễu như bệnh chàm hay trứng cá. Đồng thời, cam thảo còn có tác dụng ngăn chặn tình trạng sâu răng và giúp điều trị một số bệnh liên quan đến tiêu hóa như: khó tiêu, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,...
Đặc biệt, cam thảo còn chứa chất glycyrrhizin giúp làm dịu các cơn hen suyễn và hỗ trợ điều trị chứng viêm họng.
Lá trà đen
Lá trà đen
Lá trà đen chứa nhiều hợp chất flavonoid giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa và giúp cải thiện tình trạng giãn mạch vành và ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, lá trà đen còn có nhiều các chất chống oxy hóa khác giúp tiêu diệt các gốc tự do có hại cho cơ thể. Do đó, nó có khả năng chống được bệnh Alzheimer và các bệnh về tim. Chất tanin có trong lá trà đen cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Theo các chuyên gia, nên sử dụng 2 đến 3 cốc trà đen mỗi ngày để giúp tăng cường sức khỏe và ngăn chặn nguy cơ mắc một số các loại bệnh.
Cần tây
Cần tây
Cần tây có hợp chất polyphenol giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học và giúp cải thiện chất lượng của giấc ngủ hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tây cũng chứa nhiều các chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp bảo vệ tế bào não, cải thiện trí nhớ và giảm thoái hóa thần kinh.
Bởi vậy, bạn nên sử dụng cần tây trong các món ăn để giúp tăng cường sức khỏe.
Thảo mộc từ sợi thuốc lá
Thuốc lá
Thuốc lá tuy có hại cho sức khỏe cho người sử dụng nhưng cũng có một số các công dụng tốt. Thuốc lá có thể dụng để cầm máu hoặc làm giảm sưng, viêm và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể khi bị ong đốt.
Bạc hà
Bạc hà
Bạc hà là một món rau thơm được sử dụng nhiều trong các món ăn như: bánh xèo, bún thịt nướng, bánh khọt,... Loại rau này còn có nhiều công dụng trong việc điều trị các tình trạng của hội chứng ruột kích thích như: chướng bụng, đau dạ dày, đầy hơi,... Ngoài ra, mùi hương thơm của cây bạc hà cũng có công dụng làm giảm cảm giác mệt mỏi, tăng cường sinh lực và cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung.
Hoa oải hương
Hoa oải hương
Tinh dầu từ hoa oải hương thường được dùng để điều trị tình trạng mất ngủ, căng thẳng hay trầm cảm. Ngoài ra, nó còn được dùng để giúp cải thiện một số vấn đề về tiêu hóa như: buồn nôn, đầy hơi, trướng bụng và rối loạn dạ dày,
Quế
Quế
Quế có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa có đặc tính kháng khuẩn và nấm rất tốt. Nhờ đó sử dụng quế giúp làm giảm tình trạng nhiễm trùng và phục hồi tổn thương ở các mô rất tốt. Bên cạnh đó, quế còn có công dụng tốt trong việc chống sâu răng và điều trị hôi miêng.
Trên là những thông tin hữu ích được tổng hợp, biên soạn và kiểm duyệt bởi các Bác Sĩ Medigo về các loại thảo mộc phổ biến có lợi cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về các công dụng của chúng và biết cách sử dụng hiệu quả nhất.
Tham khảo:
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm