lcp

Top 5 thuốc tây trị ho có đờm cho người lớn

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Ho là triệu chứng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên không phải cơn ho nào cũng giống nhau. Để điều trị hiệu quả cơn ho của bạn, trước tiên cần xác định đúng nguyên nhân, loại ho và có phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc thích hợp. Vậy làm thế nào để phân biệt thuốc trị ho khan và ho có đờm và top 5 thuốc tây trị ho có đờm cho người lớn là gì, sau đây Medigo app sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

1. Thuốc giảm ho tiêu đờm là gì và công dụng của nó là gì?

1.1 Thuốc giảm ho tiêu đờm là gì?

Thuốc giảm ho long đờm là một loại thuốc ho dùng để làm sạch chất nhầy (đờm) khỏi đường thở (đường hô hấp) của bạn. Bạn có thể dùng thuốc giảm ho long đờm để giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm. Thuốc long đờm có nhiều dạng bào chế: Có loại bào chế đơn hoạt chất tạo thành thuốc long đờm hoặc cũng có thể chỉ là một thành phần trong rất nhiều thành phần khác của thuốc trị cảm cúm.

thuốc trị ho có đờm cho người lớn

Thuốc giảm ho long đờm là gì và dùng để làm gì?

1.2 Thuốc long đờm dùng để làm gì?

Thuốc trị ho long đờm được sử dụng để điều trị các triệu chứng ho có đờm thường gặp trong một số bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm viêm phế quản, viêm phổi và cảm lạnh thông thường. Những bệnh lý này có thể gây tích tụ chất nhầy trong cổ họng và phổi của bạn. Thuốc long đờm được sử dụng để làm cho việc ho ra chất nhầy dễ dàng hơn. Thuốc trị ho có đờm không làm hết cơn ho như thuốc giảm ho khan. 

1.3. Phân biệt thuốc trị ho khan và ho có đờm

Bạn có thể dễ dàng phân biệt ho khan và ho có đờm theo đúng như tên gọi, ho khan không tiết ra chất nhầy trong khi ho có đờm thì có. 

  • Ho khan là phản xạ của cơ thể thường xảy ra nếu đường hô hấp bị viêm hoặc kích ứng (nếu bạn cảm thấy ngứa ran ở phía cổ họng thì cơn ho khan càng rõ ràng hơn). 
  • Mặt khác, ho có đờm thường là kết quả của cảm lạnh hoặc cúm thông thường.
thuốc giảm ho tiêu đờm

Phân biệt thuốc trị ho khan và ho có đờm

Các loại thuốc trị ho khan: Những thuốc trị ho khan không được áp dụng cho các trường hợp ho có đờm. Do thuốc trị ho khan sẽ giúp giảm triệu chứng ho, dịu cơn ho mà trong một số trường hợp cơ thể cần ho để tống đờm ra khỏi đường hô hấp.

Những loại thuốc trị ho có đờm: Thuốc thuộc nhóm giảm ho long đờm có công dụng chính là giúp long đờm hay làm loãng đờm để đờm dễ tống ra khỏi cơ thể gồm những loại chính sau:

  • Thuốc làm tiêu chất nhầy: Cơ chế hoạt động của thuốc là làm phân rã chất nhầy hình thành bên trong đường hô hấp, do vậy làm cho đờm loãng ra, cơ thể dễ dàng loại bỏ chúng khỏi đường hô hấp. Một số thuốc trị ho có đờm theo cơ chế tiêu nhầy:  Bromhexine, N-acetyl cysteine, carbocysteine,... Thuốc nhóm này không thích hợp dùng cho những người đang bị viêm dạ dày- tá tràng do chúng gây ra tác dụng phụ là ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày
  • Thuốc giúp hạn chế sự tiết dịch để giảm triệu chứng ho do kiểm soát thụ thể kích thích đường thở gồm các thuốc: Guaiacol, terpin hay eucalyptol…
  • Thuốc kháng acetylcholin  làm giãn cơ trơn phế quản: Có tác dụng giảm tiết chất nhầy. Những thuốc thuộc nhóm này: Tiotropium và ipratropium. 

2. Các loại thuốc ho loãng đờm cho người lớn

Các loại thuốc long đờm dùng để điều trị ho có đờm cho người lớn là những thuốc gì? Thuốc trị ho có đờm cho người lớn có nhiều loại khác nhau. Thành phần chính trong thuốc trị ho đờm người lớn chủ yếu giúp làm loãng dịch tiết trong đường thở, bao gồm những loại thuốc chứa các hoạt chất thường gặp sau:

  • Guaifenesin : Guaifenesin là hoạt chất giúp long đờm được sử dụng phổ biến nhất. Bạn có thể tìm thấy hoạt chất guaifenesin trong nhiều loại thuốc trị ho, cảm lạnh và cúm thông thường. guaifenesin làm ẩm chất nhầy, giảm độ dính khiến tống chúng ra dễ dàng hơn.
  • Bromhexine, N-acetyl cysteine, carbocysteine,...: Các hoạt chất này giúp làm tiêu chất nhầy, do vậy làm cho đờm loãng ra, cơ thể dễ dàng loại bỏ chúng khỏi đường hô hấp.
  • Kali iodid : kali iodid là thuốc long đờm có tác dụng mạnh (thuốc kê đơn). Hoạt chất này có trong các thuốc để điều trị triệu chứng ho trong bệnh hen suyễn, viêm phế quản và khí thũng phổi. Kali iodide giúp làm lỏng chất nhầy và giúp ho dễ dàng hơn.

Ngoài những loại thuốc tây giúp điều trị tình trạng ho có đờm thì thuốc giảm ho long đờm có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng giúp làm loãng chất nhầy và giảm tắc nghẽn ngực. Một số thuốc long đờm tự nhiên như:

  • Menthol : menthol mang lại cho bạn cảm giác mát lạnh và đôi khi có thể làm dịu cơn đau họng . Một nghiên cứu xác định rằng tinh dầu bạc hà có thể làm giãn cơ trơn hô hấp, giúp cải thiện tình trạng ho.
  • Uống thật nhiều nước: Cho dù bạn sử dụng loại thuốc long đờm nào, việc giữ ẩm cho cổ họng là điều vô cùng quan trọng. Uống thêm nước hoặc pha một tách trà sẽ giúp cải thiện triệu chứng ho của bạn. Tránh uống rượu và caffeine vì chúng có thể làm tình trạng ho trầm trọng hơn.
  • Mật ong : Mật ong có thể giúp làm loãng chất nhầy và giảm ho. Bạn có thể thêm mật ong vào tách trà hoặc trộn với sữa ấm để uống. 

3. Top 5 thuốc tây điều trị ho tiêu đờm cho người lớn

3.1 Bisolvon

Hoạt chất: bromhexine hydrochloride.

Bisolvon có tác dụng làm loãng đờm, giúp đờm dễ dàng bị tống ra khỏi cơ thể trong các bệnh lý như: Viêm phế quản phổi cấp và mạn tính có kèm theo sự tăng tiết nhầy bất thường và giảm sự vận chuyển chất nhầy (chất nhầy bị ứ đọng lại)

  • Trong thời kỳ mang thai cần thận trọng khi sử dụng sản phẩm, tốt nhất là nên tránh sử dụng sản phẩm. Không nên sử dụng bisolvon trong thời gian cho con bú.

Bạn tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm tại đây: https://www.medigoapp.com/product/thuoc-long-dom-tieu-chat-nhay-bisolvon-8mg-hop-30-vien.html 

thuốc ho loãng đờm

Bisolvon có tác dụng làm loãng đờm giúp dễ khạc đờm ra khỏi cơ thể

3.2 Acemuc

  • Thành phần hoạt chất: Acetylcystein
  • Acemuc có công dụng giúp tiêu chất nhầy trong bệnh hô hấp có đờm nhầy quánh. Chẳng hạn như trong bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính.
  • Cần thận trọng khi sử dụng Acemuc ở những bệnh nhân bị loét dạ dày-tá tràng. Nên tránh sử dụng Acemuc trong thời kỳ mang thai nếu không thật sự cần thiết. 
  • Tuy nhiên,  Acemuc cũng có thể dùng an toàn cho phụ nữ có thai và người mẹ đang cho con bú nếu được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt. Tùy vào từng trường hợp mà cân nhắc lợi ích nguy cơ để sử dụng

Thông tin chi tiết hơn về sản phẩm: https://www.medigoapp.com/product/thuoc-long-dom-tieu-chat-nhay-acemuc-200-hop-30-vien.html 

thuốc giảm ho long đờm

Acemuc có thành phần là hoạt chất: Acetylcystein

3.3 Mucosolvan

  • Hoạt chất: 30mg ambroxol hydroclorid.
  • Mucosolvan có tác dụng làm loãng đờm trong các bệnh lý viêm phế quản phổi cấp tính và mạn tính liên quan đến sự tiết chất nhầy bất thường và sự vận chuyển chất nhầy bị suy giảm.
  • Nên thận trọng khi sử dụng thuốc Mucosolvan cho phụ nữ đang mang thai. Khuyến cáo không sử dụng Mucosolvan trong ba tháng đầu của thai kỳ. Không khuyến cáo sử dụng Mucosolvan cho phụ nữ đang cho con bú (tuy nhiên sử dụng thuốc không xảy ra những tác dụng bất lợi ở trẻ đang bú mẹ)

Mọi thông tin về sản phẩm tham khảo ở đây: https://www.medigoapp.com/product/thuoc-tieu-dom-mucosolvan-hop-20-vien.html 

thuốc trị ho có đờm cho người lớn

Mucosolvan có công dụng làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính

3.4 Glotamuc 

  • Hoạt chất: acetylcystein 200 mg.
  • Công dụng của Glotamuc là chất làm loãng đờm được chỉ định trong các trường hợp có xuất hiện triệu chứng ho có đờm như: Viêm thanh quản - hầu họng, viêm xoang mũi và viêm tai giữa thanh dịch, ho cấp tính do tăng tiết chất nhầy quá mức, viêm phế quản cấp và mạn.
  • Thuốc nên uống lúc no. Không nên dùng chung Glotamuc với bất kỳ thuốc khác có chứa hoạt chất acetylcystein. Không dùng đồng thời thuốc với các thuốc ho khác hoặc các thuốc làm giảm tiết dịch.
  • Glotamuc có thể dùng an toàn cho phụ nữ có thai và người mẹ đang cho con bú.

Để hiểu rõ hơn về sản phẩm như chỉ định, cách dùng, tác dụng không mong muốn, xem thêm tại: https://www.medigoapp.com/product/thuoc-long-dom-glotamuc-hop-10-vi-x-10-vien-nang-cung.html 

thuốc ho có đờm cho người lớn

Glotamuc Là thuốc làm loãng đờm được chỉ định trong nhiều trường hợp ho khác nhau

3.5  Eprazinone

  • Hoạt chất: Eprazinon dihydroclorid
  • Eprazinone là thuốc được chỉ định để giảm ho, long đờm trong viêm phế quản cấp/mạn tính, suy hô hấp mạn tính, viêm mũi, ho, cúm, hen phế quản.
  • Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc Eprazinone quá 5 ngày trừ khi được bác sĩ chỉ định
  • Thuốc chỉ được dùng trong lúc mang thai khi không có thuốc thay thế và thật sự cần thiết. Thời kỳ cho con bú không nên sử dụng Eprazinone

Vui lòng đọc thông tin chi tiết về sản phẩm tại: https://www.medigoapp.com/product/thuoc-tri-viem-phe-quan-eprazinone-50mg-hop-30-vien.html 

thuốc ho đờm người lớn

Thuốc  eprazinone được chỉ định để giảm ho, long đờm trong viêm phế quản cấp/mạn tính

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc ho loãng đờm

Khi sử dụng thuốc trị ho có đờm cho người lớn cần lưu ý những điều sau:

  • Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, tránh tình trạng xảy ra các tác dụng không mong muốn nguy hiểm. 
  • Người hen suyễn cần thận trọng khi sử dụng thuốc long đờm vì tình trạng co thắt phế quản có thể xảy ra
  • Những người bị cơ thể không nên sử dụng do cơ thể yếu không đủ lực để khạc đờm, gây ra tình trạng ứ đọng đờm làm bệnh tiến triển xấu đi
  • Trường hợp bệnh nhân muốn giảm ho (ví dụ như khi ho nhiều làm bệnh nhân suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc…) mà phế quản đang có nhiều đờm thì cần phải thực hiện hút đờm nhầy.
  • Không nên sử dụng thuốc long đờm nếu đang sử dụng thuốc giảm khả năng bài tiết dịch phế quản hoặc thuốc trị ho .
  • Thời gian sử dụng thuốc thông thường chỉ dưới 10 ngày, không tự ý kéo dài sử dụng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Một số tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc trị ho long đờm:

  • Thuốc điều trị ho có đờm thường làm cho chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày loãng ra nên dễ gây viêm loét dạ dày cho người sử dụng.
  • Thuốc có thể là nguyên nhân khởi phát gây ra các cơn co thắt phế quản.
  • Một số tác dụng phụ khác thường hay gặp như: hoa mắt chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, buồn ngủ, buồn nôn...

5. Một số biện pháp giúp hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng ho có đờm

Một số biện pháp tại nhà để hỗ trợ điều trị ho có đờm

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý
  • Sử dụng quả chanh
  • Trị ho bằng mật ong, gừng, tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, lá hẹ, rau diếp cá
  • Trị ho tại nhà bằng với cam thảo, trà hoa cúc 
  • Có chế độ sinh hoạt lành mạnh

Liên hệ ngay cho bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau ngoài cơn ho của bạn:

  • Cơn ho ảnh hưởng đến khả năng thở hoặc nếu bạn ho ra máu.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp gây đau nhức cơ thể và sốt cao kéo dài
  • Ớn lạnh
  • Mất nước
  • Sốt cao hơn 38°C
  • Tình trạng sức khỏe yếu đi sau khi đã dùng thuốc
  • Ho có đờm có đờm có mùi hôi, đặc, màu xanh hoặc vàng
  • Suy nhược cơ thể

Bị ho làm cho cuộc sống của bạn gặp nhiều khó khăn, đôi khi mệt mỏi, cáu gắt. Tuy nhiên trong trường hợp bạn bị mắc phải bệnh lý gây tích tụ nhiều đờm tại đường hô hấp, phổi thì ho giúp bạn thông thoáng đường thở, tống đờm ra khỏi cơ thể. Vậy nên đừng cố gắng kìm nén cơn ho khi bạn bị ho có đờm. Hãy nhớ liên hệ bác sĩ nếu cơn ho của bạn kéo dài hoặc bạn gặp phải những tác dụng phụ khác. Chú ý luôn đọc tờ thông tin sản phẩm thuốc trị ho tiêu đờm để biết các tương tác hoặc tác dụng phụ có thể xảy ra.

Medigo app vừa chia sẻ nội dung phân biệt thuốc trị ho khan và ho có đờm và top 5 thuốc tây trị ho có đờm cho người lớn. Hy vọng với nội dung bài viết, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích thuốc trị ho có đờm và top 5 thuốc tây trị ho có đờm cho người lớn để gia đình bạn có một sức khỏe tốt hơn.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(13 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm