lcp

Bà bầu ăn mít được không? 7 lợi ích tuyệt vời khi bầu ăn mít

4.6

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

Mít là loại trái cây khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ do có hương thơm đặc trưng. Thế nhưng không phải ai cũng biết về giá trị dinh dưỡng cũng như những lợi ích tuyệt vời mà mít mang đến cho mẹ bầu. Vậy bà bầu ăn mít được không, có gây sảy thai như lời đồn không? Hãy cùng Medigo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Dinh dưỡng của mít tốt cho mẹ bầu

Mít là một loại trái cây quen thuộc, giúp cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất cũng như mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của con người. Về mặt dinh dưỡng, trung bình 100g mít sẽ chứa các dưỡng chất sau(1)

  • Carbohydrate: 23,2g.
  • Chất đạm: 1,72g. 
  • Chất xơ: 1,5g. 
  • Chất béo: 0,64g. 
  • Canxi: 24mg. 
  • Phốt pho: 21mg.
  • Vitamin C: 13,7mg. 
  • Vitamin B3: 0,92mg. 
  • Vitamin E: 0,34mg.
  • Vitamin B6: 0,329mg. 
  • Sắt: 0,23mg. 
  • Kẽm: 0,13mg. 
  • Vitamin B1: 0,105mg. 
  • Vitamin B2: 0,055mg. 
  • Folate: 24µg.

Mít chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

2. 5 lợi ích tuyệt vời khi mẹ bầu ăn mít

2.1. Tăng cường hệ miễn dịch mẹ bầu

Việc bổ sung 100g mít sẽ giúp cung cấp khoảng 13,7mg vitamin C, đây là một lượng đáng kể so với các loại trái cây khác. Lượng vitamin C dồi dào này có tác dụng tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch bằng cách kích thích cơ thể sản xuất interferon - một loại protein cần thiết cho hoạt động của tế bào bạch cầu. Từ đó giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng(2)

2.2. Bầu ăn mít giúp giải tỏa căng thẳng 

Mít không chỉ là một món ăn ngon miệng mà còn là liều thuốc giúp mẹ bầu thư giãn hiệu quả. Trong mít chứa một lượng đáng kể tryptophan - một axit amin có khả năng chuyển hóa thành serotonin. Mà serotonin được biết đến như một hormone hạnh phúc, giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và lo âu hiệu quả, đồng thời mang đến cho mẹ bầu những giấc ngủ sâu giấc hơn.


Mít đóng vai trò giống như liều thuốc giúp mẹ bầu thư giãn hiệu quả

2.3. Cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa

Lượng chất xơ dồi dào chứa trong quả mít, đặc biệt là chất xơ không hòa tan đóng vai trò như một chổi quét tự nhiên, giúp làm sạch đường ruột, loại bỏ các chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể. Điều này giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động một cách ổn định, đồng thời ngăn ngừa táo bón, là một vấn đề thường gặp ở bà bầu. 

2.4. Hạn chế tiền sản giật thai kỳ, ổn định huyết áp

Việc thường xuyên thưởng thức một cốc sinh tố mít hoặc một món chè mít sẽ giúp mẹ bầu bổ sung đủ lượng kali cần thiết, từ đó góp phần ổn định huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu kali như mít, bơ, chuối để giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm do tiền sản giật gây ra.


Ăn mít ở mức độ vừa phải giúp ổn định huyết áp cũng như hạn chế tiền sản giật thai kỳ 

2.5. Bầu ăn mít giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ 

Hàm lượng sắt, folate và Vitamin C chứa trong mít đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ cũng như duy trì huyết sắc tố ở mức ổn định. Trong đó, sắt là thành phần chính của hemoglobin - chất vận chuyển oxy trong máu, folate giúp sản sinh hồng cầu mới, còn vitamin c lại tăng cường khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

2.6. Mít tốt cho hệ xương của mẹ và bé

Sự thiếu hụt canxi trong quá trình mang thai rất dễ khiến cho mẹ bầu rơi vào trạng thái đau nhức cơ hay chuột rút, còn trẻ sinh ra thường bị còi xương hay dị hình. Chính vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi chẳng hạn như mít để ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở mẹ cũng như đảm bảo xương phát triển khỏe mạnh ở bé.

>> Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của bé yêu, tham khảo ngay công cụ tính ngày dự sinh online nhanh chóng của Medigo!

2.7. Hạn chế nguy cơ rối loạn tuyến giáp gây chậm phát triển ở trẻ

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, tuyến giáp của bé chưa hình thành nên phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormone tuyến giáp mà người mẹ cung cấp. Nếu mẹ bầu bị rối loạn tuyến giáp thì trẻ sau khi sinh ra có nguy cơ cao bị chậm phát triển trí não. Trong khi đó, việc ăn mít thường xuyên sẽ giúp cân bằng và duy trì hoạt động của tuyến giáp, từ đó giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp ở phụ nữ mang thai nhờ chứa lượng vitamin b dồi dào. 


Hoạt động tuyến giáp của trẻ sinh ra được duy trì ổn định nhờ mẹ bầu ăn mít đúng cách

3. Bầu ăn mít được không? Ăn mít có gây sảy thai không?

Vậy bầu ăn được mít không? Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mít trong thời gian mang thai vì chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 80 - 100g mít mỗi ngày bởi vì khi ăn mít quá nhiều sẽ gây ra tác dụng không tốt cho sức khỏe. 

Thông tin cho rằng ăn mít gây sảy thai là một quan niệm sai lầm và không có cơ sở khoa học. Chỉ trừ khi bạn ăn quá nhiều hoặc ăn mít bị nhiễm khuẩn thì mới gây ra các vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, các mẹ bầu hoàn toàn yên tâm khi thưởng thức mít trong suốt thai kỳ nhé.

4. Một số lưu ý khi bà bầu ăn mít

4.1. Ưu tiên chọn mít ngon, ăn mít với lượng vừa phải

Một quả mít vừa chín với hương thơm đặc trưng, vỏ ngoài căng bóng, hình dáng tròn đều và không bị lõm sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ bầu khi lựa chọn mít để chiêu đãi cả nhà. Ngoài việc chọn mua những quả mít ngon ngọt thì mẹ bầu cần thưởng thức chúng một cách điều độ với liều lượng tối đa cho phép là khoảng 100g mỗi ngày. 

4.2. Đối tượng mẹ bầu không nên ăn mít? 

Phụ nữ mang thai hoàn toàn ăn được mít nhưng không phải tất cả mẹ bầu đều có thể thoải mái thưởng thức chúng, cụ thể là những nhóm đối tượng sau đây cần thận trọng khi ăn mít:

  • Suy thận mãn tính: các loại thực phẩm giàu kali như mít gây tăng nồng độ kali máu, từ đó dẫn đến tình trạng đau tim hay ngừng tim ở những người có chức năng thận suy yếu(3).
  • Rối loạn đông máu: việc ăn quá nhiều mít có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến các biến chứng như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Người bị rối loạn đông máu được chuyên gia khuyến cáo không nên ăn mít  

  • Mẹ bầu bị gan nhiễm mỡ: quả mít chứa nhiều loại đường không tốt cho gan, làm tăng gánh nặng cũng như khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. 
  • Người có cơ địa nóng hay mẹ bầu bị suy nhược: mít có hàm lượng đường tự nhiên khá cao, do đó khi ăn quá nhiều mít bạn sẽ thấy cơ thể dễ nổi mụn hơn bình thường. Ngoài ra, những người có sức khỏe yếu cũng cần hạn chế ăn mít vì dễ gặp tình trạng đầy bụng hay tăng huyết áp. 

4.3. Loại bỏ phần mủ trước khi ăn, không ăn khi bụng đói

Mẹ bầu cần lau sạch phần mủ trước khi ăn để tránh cảm giác dính miệng gây khó chịu. Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu ăn mít là khoảng 1 - 2 tiếng sau bữa cơm, tránh ăn vào lúc bụng đói hay buổi tối vì có thể gây ra các tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là tăng đường huyết đột ngột. 

4.4. Kết hợp mít cùng với chế độ dinh dưỡng cân đối 

Để tăng thêm vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể, mẹ bầu cần kết hợp một lượng mít vừa đủ với các thực phẩm khác như sữa chua hay chế biến thành sinh tố mít. Việc làm này không chỉ giúp đa dạng chế độ ăn uống mà còn thúc đẩy hệ tiêu hóa mẹ bầu hoạt động tốt hơn. 


Mẹ bầu cần dùng kết hợp mít với các loại trái cây khác để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

5. Giải đáp thắc mắc về vấn đề mẹ bầu ăn mít được không

5.1. Mẹ bầu tiểu đường ăn mít được không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn mít, tuy nhiên chỉ nên ăn khoảng 75g mỗi ngày và chia thành nhiều lần trong ngày để tránh tăng đường huyết đột ngột. Để được hướng dẫn cách ăn chuẩn nhất bạn có thể tư vấn với bác sĩ Medigo. 

5.2. Bầu ăn mít sấy được không? 

Mít sấy là món ăn vặt giàu dưỡng chất và hoàn toàn an toàn cho bà bầu. Tuy nhiên, một số loại mít sấy có thể chứa chất bảo quản, vì vậy mẹ bầu nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng hoặc tự chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn.

Hy vọng bài viết trên của Medigo đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về việc mẹ bầu ăn mít được không. Bên cạnh việc ăn mít một cách khoa học, mẹ bầu cần dành thời gian sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể dục nhẹ nhàng, tránh căng thẳng cũng như stress kéo dài để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

>> Cùng Medigo có một thai kỳ khỏe mạnh với sự tư vấn của BS.CKI Đinh Thị Thu Trang về các vấn đề thường gặp khi mang thai!

pharmacist avatar

Dược sĩ Nguyên Đan

Đã kiểm duyệt ngày 10/10/2024

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Tốt nghiệp khoa dược tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược. Hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung tại ứng dụng MEDIGO.

Đánh giá bài viết này

(5 lượt đánh giá).
4.6
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm


Nguồn tham khảo