lcp

Bị nhiệt miệng: nguyên nhân và cách điều trị

Ngày cập nhật 07/05/2024

Chia sẻ:

Nhiệt miệng là căn bệnh khá phổ biến, nhiệt miệng ở trẻ em và người lớn đa phần không gây nguy hiểm nhưng nó gây đau đớn, khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Để khắc phục tình trạng bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là biểu hiện sưng viêm tại niêm mạc miệng, có triệu chứng sưng tấy, viêm loét ở niêm mạc miệng. Nhiệt miệng gây ra cảm giác nóng, đau rát, khó chịu khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt.

Thường các vết loét sẽ kéo dài 7-10 ngày, sau đó tự lành và không để lại sẹo. Nghiên cứu khoa học cho thấy có đến khoảng 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng.

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng là trong khoang miệng xuất hiện các đốm vàng hoặc trắng, có kích thước nhỏ, viền đỏ xung quanh, gây đau rát. Các nơi thường xuất hiện nhiệt miệng: trên môi, dưới lưỡi, má, nướu,... hầu hết các vết nhiệt không lây lan và không ăn sâu vào biểu bì nhưng nó gây đau đớn, khó chịu khi ăn uống.

Bị nhiệt miệng khiến người bệnh đau đớn, khó chịu

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục, việc tái phát, bị nhiệt miệng thường xuyên có nguy hiểm không và nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên? Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra nhiệt miệng phổ biến:

Tổn thương miệng: Do việc đánh răng quá mạnh, tác động mạnh lên vùng miệng như té ngã khiến miệng tổn thương hình thành các vết lở trong miệng.

Hệ miễn dịch yếu: Khi hệ miễn dịch trong cơ thể yếu cơ thể dễ bị tấn công bởi vi sinh vật, từ đó hình thành vết loét trong miệng.

Suy giảm chức năng gan: Tích tụ độc tố trong cơ thể tạo thành vết loét trong khoang miệng.

Thiếu chất dinh dưỡng: thiếu vitamin B12, vitamin B9, kẽm, sắt,... có thể dẫn đến nhiệt miệng.

Cách trị nhiệt miệng nhanh tại nhà

Nhiệt miệng không khó điều trị nhưng nó rất dễ tái phát, vậy chúng ta cần tìm ra nguyên nhân của bệnh để có thể điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số cách trị nhiệt miệng nhanh tại nhà mà bạn nên tham khảo:

Dùng nước muối

Nước muối là cách đơn giản nhất để trị bệnh nhiệt miệng, tuy nhiệt miệng sẽ lâu khỏi nhưng lại rất an toàn và tốn kém ít. Nước muối có tính sát khuẩn, làm sạch miệng và giúp giảm viêm. Súc miệng bằng nước muối hằng ngày sẽ làm giảm đau rát ở vị trí lở miệng, và làm khô nhanh.

>> Mua ngay Nước muối sinh lý Vĩnh Phúc chai 600ml giá 10.000đ freeship tại Medigo!

Dùng baking soda để chữa nhiệt miệng

Một trong cách nhanh hết nhiệt miệng là súc miệng bằng baking soda. Đây là loại muối nở giúp cân bằng độ pH, hỗ trợ làm lành các vết loét trong miệng nhanh chóng. 

Để pha nước súc miệng bằng baking soda, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Hòa tan 1 muỗng cà phê baking soda vào một nửa cốc nước
  • Bước 2: Súc miệng với dung dịch trên khoảng 40-60 giây rồi nhổ ra 

Thực hiện lặp đi lặp lại việc này ít nhất 2-3 lần/ngày để đạt được hiệu quả cao.

>> Nhận ngay hộp baking soda trong vòng 30 phút giá chỉ từ 40.000đ!

Dùng mật ong

Dùng mật ong bôi trực tiếp lên các vết loét trong miệng với tần suất 3 lần/ngày. Mật ong có công dụng chóng viêm, kháng khuẩn giúp vết thương giảm bị sưng đỏ và bỏng rát.

Hoặc bạn có thể pha trà nóng thêm mật ong vào để uống hằng ngày, nên uống chậm rãi để dung dịch thẩm thấu vào vết nhiệt.

Cách trị nhiệt miệng bằng mật ong có hiệu quả cao

>> Xem sản phẩm Mật ong núi Điện Biên tại Medigo giao tận nơi trong 30 phút!

Dùng sữa chua để chữa nhiệt miệng

Theo nghiên cứu, sữa chua có các lợi khuẩn, men vi sinh sống lactobacillus, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Đôi khi tình trạng nhiệt miệng xuất hiện do bệnh viêm đường ruột hoặc do vi khuẩn Helicobacter pylori, hay H. pylori (viết tắt là HP), nên bổ sung 1 hộp sữa chua hằng ngày để các vết loét trong miệng biến mất nhanh chóng. Khi trẻ bị nhiệt miệng ba mẹ có thể chữa trị nhiệt miệng bằng cách này vừa đơn giản vừa hiệu quả.

Dùng trà hoa cúc

Trong trà hoa cúc có chứa levomenol và azulene - 2 chất có khả năng sát trùng và chống viêm hiệu quả. Để trị nhiệt miệng bạn dùng túi hoa cúc đắp lên vết thương trong vài phút hoặc có thể pha trà hoa cúc dùng để súc miệng 3-4 lần/ngày đến khi tình trạng nhiệt miệng biến mất.

Dùng bã chè khô

Trong lá chè có chất tanin có tác dụng trị nhiệt miệng nhanh chóng. Bạn nên giữ lại túi lọc trà sau khi uống chè để đắp lên vết loét trong miệng. Đây là cách trị hết bị nhiệt miệng hiệu quả, giúp giảm đau, chống viêm.

Cách trị nhiệt miệng nhanh tại nhà theo đông y

Để điều trị tình trạng nhiệt miệng tại nhà, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dưới đây:

Sử dụng rau diếp cá 

Xay nhuyễn rau diếp cá để lấy nước uống, sau vài lần uống bạn sẽ thấy có kết quả.

Sử dụng rau ngót

  • Bước 1: Rửa sạch 100g rau ngót
  • Bước 2: Sau đó giã nhuyễn và lọc để lấy phần nước cốt
  • Bước 3: Lấy phần nước cốt cho thêm một ít mật ong
  • Bước 4: Sử dụng bông tăm chấm dung dịch vừa trộn lên trên vùng loét miệng, để tầm 5-10 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.

Cách trị nhiệt miệng tại nhà nhanh bằng rau ngót

Dùng lá xuyên tâm liên

Đem sắc đặc, vừa súc miệng vừa ngậm, làm liên tục 3-4 lần/ngày, bạn sẽ thấy kết quả.

Đại thanh diệp

Chuẩn bị 50g mật ong + 15 đại thanh diệp, đem sắc kỹ, lấy nước cốt ngậm vài lần trong ngày.

Món ăn hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Người nhiệt miệng ăn gì để thanh nhiệt, một số món ăn giúp hỗ trợ người bị nhiệt miệng:

  • Canh rau cần - ốc lợn: Chuẩn bị 1 bộ ốc lợn, 100g rau cần, 10 quả táo tàu, gia vị vừa đủ. Sau đó bạn đem ốc lợn và táo tàu nấu chín rồi cho rau cần đã được chuẩn bị vào, nấu thêm tí nữa, nêm thêm gia vị, rồi dùng trong bữa cơm.
  • Chè bí đỏ đậu xanh: Chuẩn bị 150g bí đỏ, 100g đậu xanh, đường trắng. Bí đỏ bạn đem thái miếng to, đậu xanh vo sạch rồi cho cùng bí đỏ vào nồi, nấu tới khi chín thì nêm đường, vậy là có một nồi chè bí đỏ đậu xanh.

Biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả

Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể kiểm soát được những yếu tố dẫn đến bị nhiệt miệng:

  • Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm không gây tổn thương miệng, vệ sinh răng miệng thường xuyên. 
  • Ăn chậm, nhai kỹ những thức ăn cứng để tránh những trường hợp răng cắn vào lưỡi, bên trong má gây loét miệng.
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin B, kẽm, sắt,...
  • Hạn chế ăn những thực phẩm gây tổn thương niêm mạc như hoa quả chứa nhiều axit như chanh, đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán, thực phẩm cứng,...
  • Không nên sử dụng các chất kích thích và thức uống có cồn như bia, rượu, cà phê,...
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi, sinh hoạt điều độ bằng cách tập thể dục thể thao thường xuyên và tránh thức khuya. 

Kết luận

Đa phần tình trạng nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn mà không gây biến chứng. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng các cách trị nhiệt miệng tại nhà để rút ngắn thời gian diễn biến bệnh. Nếu tình trạng nhiệt miệng không cải thiện, các vết loét trong miệng ngày càng lớn và lan rộng, kèm theo các triệu chứng đau sốt, phát ban, đau đầu,… bạn nên tìm ngay đến các bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Để giải đáp các thắc mắc về tình trạng bệnh, hãy liên hệ ngay để được các bác sĩ tư vấn online 24/7 qua app Medigo, tải ngay TẠI ĐÂY để sử dụng dịch vụ tiện ích, nhanh chóng tại nhà cùng MEDIGO.

Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm
banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software