lcp

Dị ứng theo mùa: Nhận biết và phòng tránh

4.7

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Những bất thường sức khi mỗi dịp giao mùa có thể là dấu hiệu của tình trạng dị ứng đặc trưng, cùng nhau tìm hiểu và phân biệt giữa chúng với các triệu chứng dễ nhầm lẫn của COVID-19 nhé!

Dị nguyên - Tác nhân khiến hệ miễn dịch phản ứng quả mức

Phấn từ hoa, bụi cỏ hay cây khi chuyển sang Xuân được xem là nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng theo mùa. Những dị nguyên này sẽ khiến miễn dịch kích hoạt kháng thể IgE làm dấu hiệu, kích hoạt histamin nếu có tiếp xúc lại với dị nguyên và tạo nên loạt triệu chứng như đã đề cập.

image1.jpg

Ngoài các tác nhân xuất phát từ thực vật, các nhóm có thể gây nên tình trạng dị ứng tương tự (kèm theo tính chất theo mùa) bao gồm:

  • Khói đốt (từ củi,giấy)
  • Vết bọ, côn trùng cắn (xuất hiện nhiều khi sang Xuân)
  • Clo từ hệ thống hồ bơi công cộng/trong nhà
  • Một số thành phần có trong kẹo theo dịp đặc biệt (Tết, Halloween, Giáng Sinh)

Điều nên và không nên để kiểm soát dị ứng theo mùa

image2.jpg

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên được xem như giải pháp triệt để nhất cho tình trạng dị ứng theo mùa. Dẫu vậy, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể hoàn toàn tránh được việc tiếp xúc với chúng. Thay vào đó hãy tham khảo thử các tips sau để giúp bạn phòng tránh hiệu quả hơn, như:

  • Tránh những nơi có nhiều hoa/cỏ và khu sinh thái nhiều cây, đặc biệt trong những ngày trời hanh ráo gió nhiều trong những tháng mùa Xuân
  • Nên vệ sinh cơ thể sau khi ra khỏi nhà và trước khi lên giường ngủ để làm sạch và tránh sót dị nguyên gây kích ứng
  • Vệ sinh không khí bằng cách thường xuyên làm sạch nhà cửa, đóng cửa sổ khi không cần thiết, sử dụng điều hòa hay máy lọc không khí để tăng cường
  • Chú ý đến việc nuôi/chăm sóc thú cưng nếu có tiền căn dị ứng theo mùa, chú ý dọn sạch lông của chúng ở những nơi sinh hoạt chung
  • Nếu có sân vườn trong nhà, lưu ý cắt tỉa hoa/cỏ thường xuyên hơn
  • Vệ sinh xoang mũi nếu có thể bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý định kỳ

Trong tình trạng bạn đang gặp phải tình trạng dị ứng do tiếp xúc dị nguyên, hãy bổ sung 1 số thực phẩm sau trong khẩu phần ăn:

  • Gừng: Có tác dụng kháng viêm và làm dịu những triệu chứng hô hấp trên như nghẹt, sổ mũi, chảy nước mắt
  • Các thực phẩm giàu C như cam, chanh, tiêu, nhoquả mọng
  • Cà chua: Có chứa chất chống oxy-hóa Lycopene giúp kháng viêm
  • Cá hồi: Giàu acid béo chứa omega-3 có tác dụng giảm viêm

Phân biệt COVID-19 và dị ứng theo mùa

di-ung-theo-mua.jpg

Với một số triệu chứng tương đồng, dị ứng theo mùa có thể dễ bị phân biệt nhầm thành bệnh cúm COVID-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. Bảng trên sẽ giúp bạn phân biệt những triệu chứng thường gặp ở hai bệnh và sự khác nhau.

Ngoài ra, chúng ta sẽ cần dựa thêm các yếu tố sau để phân biệt:

  • Có tiếp xúc gần F0/di chuyển đến vùng đang có dịch COVID-19
  • Từng có triệu chứng tương tự khi tiếp xúc dị nguyên trước đó vào mùa Xuân những năm trước
  • Kết quả test nhanh/PCR trước đó (thời gian trong 24-48h)

Với diễn tiến hãy còn phức tạp, việc đeo khẩu trang và tuân thủ quy định phòng ngừa COVID-19 theo Bộ Y Tế vẫn là cách tốt không chỉ để tránh lây nhiễm bệnh cúm này mà còn giúp bạn hạn chế tiếp xúc với dị nguyên trong mùa này.


Nguồn tài liệu: Mayo Clinic - Seasonal allergies

Dịch thuật: Bác sĩ Đặng Nghiêm

Đánh giá bài viết này

(12 lượt đánh giá).
4.7
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm