lcp

Ăn nhộng tằm có tác dụng gì? Có bị dị ứng không?

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

Ths.BS Võ Trần Minh Trí

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát, Tim mạch, Tiêu hóa, Hô hấp

Tằm là côn trùng được sử dụng làm thức ăn phổ biến tại Việt Nam bởi chứa nhiều dinh dưỡng. Theo đó, câu hỏi được đặt ra là ăn con tằm có tác dụng gì?

1. Nhộng tằm là gì?

Nhộng tằm là ấu trùng của tằm, là giai đoạn sau khi tằm chín và nhả tơ trước khi biến đổi thành bướm. Nhộng tằm thường được sử dụng phổ biến làm thức ăn ở Việt Nam vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao.

Cụ thể, trong 100g nhộng tằm chứa: 79,7 gam nước; 13 gam protein; 6,5 gam lipid và cung cấp 206 calo. Ngoài ra, nhồng tằm còn chứa nhiều vitamin như A, B1, B2, PP, C… và các Acid amin thiết yếu như valin, tyrosin, tryptophan,... cùng các loại khoáng chất,.. rất có lợi cho sức khỏe.

Trong Y Học Cổ Truyền, nhộng tằm có tên gọi là tàm dũng, có vị mặn ngọt,, bùi béo, tính bình, không độc, bổ dưỡng và có tác dụng nhuận tràng.

ăn con tằm có công dụng gì

Nhộng tằm giai đoạn trước khi tằm biến đổi thành bướm

2. Ăn con tằm có tác dụng gì?

Theo Đông y, nhộng tằm có nguyên khí đầy đủ và thận khí vượng, được sử dụng để trị suy nhược cơ thể, già yếu, liệt dương... Cùng với đó nhộng tằm được sử dụng làm thức ăn phổ biến tại Việt Nam vì hương vị bùi béo đặc trưng. Ngoài là món ăn ngon, nhộng tằm còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người như:

  • Chống còi xương ở trẻ: Theo chuyên gia dinh dưỡng, nhộng tằm chứa nhiều canxi và photpho (là các chất cần thiết cho sự phát triển của xương). Vì vậy, nhộng tằm là 1 trong những loại thực phẩm được sử dụng để có thể chống suy dinh dưỡng và còi xương ở trẻ em.
  • Có lợi cho người mắc bệnh lý về thận: Theo Đông Y, việc sử dụng nhộng tằm rất tốt cho những người bị thận yếu, hay tiểu són và táo bón.
  • Tốt cho người bị bệnh xương khớp: Nhộng tằm có chứa lượng canxi và photpho rất hữu ích trong việc chữa trị bệnh xương khớp. Việc sử dụng nhộng tằm hợp lý sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh một cách rõ rệt.
  • Tăng cường sinh lực phái mạnh: Bên trong nhộng tằm chứa hàm lượng cao arginine - acid amin giúp tổng hợp nên oxit nitric. Trong đó, oxit nitric là hợp chất đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cương dương từ đó làm tăng cường sinh lực ở phái mạnh.

ăn con nhộng tằm có tác dụng gì

Ăn con tằm có tác dụng gì?

3. Lưu ý khi ăn nhộng tằm

Nhộng tằm là được biết là loại thực phẩm thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, nhiều đối tượng sử dụng nhộng tằm có thể gặp tình trạng dị ứng và ngộ độc. Nguyên nhân gây ngộ độc nhộng tằm có thể do ăn phải nhộng tằm đã bị ôi hỏng, protein trong nhộng tằm đã bị chuyển hoá trở thành chất độc. Với 1 số người, cơ thể xảy ra dị ứng bởi phản ứng với các peptit trong nhộng tằm hoặc natri sunfit do người bán dùng để bảo quản.

Vì vậy, để tránh ngộ độc hay dị ứng nhộng tằm, bạn cần lưu ý 1 số điều sau:

  • Những người có cơ địa dễ bị dị ứng cần cẩn trọng với việc sử dụng nhộng tằm
  • Không ăn nhộng tằm đã để lâu. Bạn có thể phân biệt nhộng tằm tươi bởi màu vàng ươm, thịt trắng ngà và các đốt trên thân không bị rời ra. Đối với nhộng tằm để lâu thường bị chuyển sang màu vàng nhạt hoặc thâm đen, các đốt trên thân rời rạc và không dính chắc và nhau
  • Không ăn nhộng tằm sống hoặc không được chế biến kỹ. Không nên chế biến nhộng tằm cùng các loại hải sản như cá, tôm, cua,... để tránh ngộ độc hay dị ứng bởi các phản ứng phụ giữa những loại thực phẩm này
  • Nhộng tằm rất nhiều đạm, vì vậy những bệnh nhân bị gout không nên sử dụng
  • Không nên ăn quá nhiều nhộng tằm vì cơ thể rất khó hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng. Việc dư thừa dưỡng chất cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng
  • Đối với trẻ nhỏ, bạn chỉ nên cho trẻ ăn một ít nhộng tằm trước để thăm dò. Nếu trẻ không có dấu hiệu bị dị ứng thì mới cho trẻ sử dụng tiếp ở những lần sau. Theo chuyên gia dinh dưỡng, tần suất ăn nhộng tằm khoảng 2 – 3 bữa/tháng là hợp lý
  • Nhộng tằm chứa nhiều protein nên khó bảo quản được lâu và rất dễ bị ôi thiu. Nếu bảo quản không tốt, protein sẽ bị phân hủy thành chất độc có hại cho cơ thể. Khi mua tằm về, bạn nên chế biến và nấu chín trong ngày hoặc bảo quản ở nhiệt độ từ 0-5 độ C.

ăn con tằm có tác dụng gì

Khi ăn nhộng tằm cần lưu ý điều gì?

4. Cách chế biến nhộng tằm

Nhộng tằm là món ăn có vị béo, bùi đặc trưng và được nhiều người yêu thích. Dưới đây là một số cách chế biến nhộng tằm bạn có thể tham khảo:

4.1. Nhộng tằm rang lá chanh:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nhộng tằm: 300gam
  • Lá chanh: 10
  • Hành tím băm: 3gam
  • Muối: 1/4 thìa cà phê
  • Hạt nêm: 1/2 thìa cà phê
  • Nước mắm: 1 thìa cà phê
  • Dầu ăn: 1 thìa súp
  • Hạt tiêu xay: 1/2 thìa cà phê

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch nhộng tằm và ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút, sau đó để ráo. Lá chanh rửa sạch, thái nhỏ
  • Bước 2: Ướp nhộng cùng hạt nêm, muối, nước mắm khoảng 15 phút
  • Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím băm. Sau đó, nhanh tay cho nhộng tằm vào xào đến khi nhộng săn lại.
  • Bước 4: Cho lá chanh vào, đảo thêm khoảng 2 phút để dậy mùi thơm. Nêm nếm lại gia vị và tắt bếp.

ăn con tằm có công dụng gì

Nhộng tằm rang lá chanh

4.2. Nhộng tằm chiên xù

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nhộng tằm: 500 gam
  • Bột cà ri: 1 gói
  • Trứng gà: 2 quả
  • Sốt tương cà chua: 1 thìa
  • Bột chiên xù: 100 gam
  • Hạt nêm: 1 thìa cà phê
  • Rau cải xanh: 50 gam
  • Rau mùi và dầu ăn

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch nhộng tằm và ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút, sau đó để ráo.
  • Bước 2: Trứng đập vào bát, thêm cà ri, hạt nêm và đánh tan đều
  • Bước 3: Nhúng nhộng tằm vào bát trứng, sau đó lăn qua bột chiên xù và chiên trong dầu đến khi vàng, giòn
  • Bước 4: Thưởng thức nhộng tằm với lá cải xanh chấm với tương cà chua

4.3. Nhộng tằm xào măng chua

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nhộng tằm: 200 gam
  • Măng chua: 200 gam
  • Gia vị: đường, tiêu, nước mắm, hạt nêm, giấm gạo lên men
  • Ngò gai, hành, tỏi băm, ớt sừng.

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch nhộng tằm, sau đó để ráo rồi trộn cùng giấm gạo lên men trong vài phút và chắt bỏ nước giấm. Măng chua xả với nước, vắt ráo và cắt thành miếng vừa ăn
  • Bước 2: Ướp nhộng tằm với 1 muỗng hành, tiêu, tỏi băm, đường, hạt nêm.
  • Bước 3: Phi thơm hành tỏi và cho nhộng vào rang đến khi ráo nước và thấm gia vị. Cho măng chua vào, nêm nước mắm và đảo đều để măng thấm gia vị. Nêm nếm vừa ăn và tắt bếp, thêm ngò gai và ớt sừng vào để dậy mùi thơm

Nhộng tằm là món ăn được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và lượng chất dinh dưỡng dồi dào. Hy vọng, bài viết này của Medigo sẽ giúp bạn hiểu hơn về nhộng tằm và thắc mắc ăn con tằm có tác dụng gì đến sức khỏe.

Đánh giá bài viết này

(8 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm