Mẹ bầu 4 tháng nên ăn gì để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Hàm lượng dinh dưỡng mẹ bầu 4 tháng nên bổ sung
Mẹ bầu ở tháng thứ 4 của thai kỳ là thời điểm bé đã trải qua nhiều phát triển quan trọng. Trong giai đoạn này, bé đã có kích thước khoảng 12 - 15cm và trọng lượng xấp xỉ 120 gram. Các cơ, xương và cơ quan của thai nhi cũng đang dần được hoàn thiện. Đâu cũng là lúc mẹ bầu có nhiều thay đổi về cả sức khỏe lẫn tâm lý. Chính vì vậy, hàm lượng dinh dưỡng mẹ bầu cần bổ sung cũng có những sự thay đổi, cụ thể, mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung đủ:
- 70-95g protein (chất đạm).
- 2000 calo.
- 10mg vitamin D.
- 2000ml nước.
- 1200mg canxi.
- 15-27mg sắt.
- 28g chất xơ
2. Các chất dinh dưỡng cần có
2.1 Chất sắt
Bầu 4 tháng nên ăn gì? Bổ sung các thực phẩm giàu sắt
Đi qua kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể mẹ bầu đang to lên trông thấy vì sự phát triển của thai nhi, chính vì vậy, người mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn so với thời kỳ trước.
Bầu 4 tháng nên ăn gì? trở thành câu hỏi của rất nhiều chị em. Khi này, chất dinh dưỡng đầu tiên mẹ bầu cần bổ sung đó là chất sắt. Đây là dinh dưỡng quan trọng mà mẹ bầu cần bổ sung để bảo đảm cho sự phát triển của thai nhi.
Sắt là chất quan trọng, để cung cấp oxy cho cả mẹ và bé. Thiếu sắt đồng nghĩa với việc người mẹ sẽ thiếu máu và thai nhi sẽ bị suy giảm sức khỏe trầm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả khi ở trong bào thai lẫn sau này.
Các thực phẩm dồi dào chất sắt bao gồm:
- Các loại cá: cá ngừ, cá trích, cá hồi, cá thu,.
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt dê, thịt heo, thịt cừu,..
- Các loại hạt: Hạt điều, hạt macca, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt hướng dương,...
- Các loại đậu: Đậu phộng, đậu nành, đậu xanh, đậu đen,..
- Một số loại rau như cải xoong, rau muống, rau chân vịt, cải bó xôi, rau đay, rau dền, súp lơ xanh,..
2.2 Chất xơ
Bổ sung chất xơ ở tháng thứ 4 thai kỳ
Mẹ bầu ở tháng thứ 4 nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong thực đơn hằng ngày. Chất xơ có tác dụng giúp mẹ bầu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón - tình trạng khá phổ biến khi mang thai.
Một số thực phẩm dồi dào chất xơ mà mẹ bầu có thể tham khảo đó là:
- Rau xanh: rau chân vịt, rau muống, súp lơ, bắp cải, rau đay,..
- Quả chín: Táo, chuối, lê, cam,..
- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, lúa mì nguyên cám, gạo lứt.
- Hạt chia, đậu hà lan, đậu phộng, đỗ đen,..
Ngoài ra, trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung đủ nước và tập luyện thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
2.3 Bổ sung axit béo vào khẩu phần ăn
Bước đến tháng thứ 4, mẹ bầu nên bổ sung thêm axit béo vào khẩu phần ăn hằng ngày giúp con khỏe mạnh và thông minh về sau.
Các chuyên gia nhận định, axit béo omega-3 là chất dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển mắt và não bộ. Bên cạnh đó, axit béo omega-6 lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của da, tóc, xương, tim mạch và hệ thống sinh sản của em bé..
Các thực phẩm giàu axit béo mà mẹ có thể bổ sung đó là các loại cá béo như cá mòi, cá hồi, cá basa, …đậu nành và các loại hạt dinh dưỡng như hạt chia, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt macca, hạt điều,..
2.4 Thực phẩm giàu axit folic
Các loại hạt chứa nhiều axit folic
Một câu trả lời khác cho thắc mắc bầu 4 tháng nên ăn gì? chính là các loại thực phẩm giàu axit folic. Các nhà khoa học đã nghiên cứu rằng bổ sung axit folic trong thời kỳ mang thai có thể ngăn ngừa 70% các trường hợp khuyết tật ống thần kinh. Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic thông qua các loại vitamin dành cho bà bầu, ngoài ra mẹ cũng có thể tìm thấy chúng trong đậu lăng, đậu hạt, các loại rau có lá xanh và các loại hạt.
2.5 Sữa và các chế phẩm làm từ sữa
Sữa và các chế phẩm được làm từ sữa là những thực phẩm giàu canxi mà mẹ bầu nên bổ sung trong thời kỳ mang thai. Canxi giúp đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi và ngăn chặn bệnh loãng xương cho mẹ sau này.
Bên cạnh việc uống vitamin d thì mẹ bầu có thể bổ sung canxi bằng cách sử dụng sữa, sữa chua, sữa chua Hy Lạp, kem, phô mai,..
2.6 Các thực phẩm giàu Protein và Carb
Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu Protein và Carb
Protein là thành phần chính cấu tạo nên cơ, mô và DNA của trẻ. Cùng với đó, carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu để duy trì các hoạt động hằng ngày.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy protein và carb ở trong các loại thực phẩm như:
- Các loại thịt (Thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thịt cừu…)
- Khoai lang, khoai tây, ngô (bắp)
- Gạo và ngũ cốc, mì ống, bánh mì,..
- Các loại đậu và quả hạch
- Một số loại trái cây như bơ, việt quất, chuối, dâu tây.
2.7 Bổ sung thêm Canxi
Canxi là một câu trả lời không thể thiếu cho thắc mắc “bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?”. Bởi đây là chất dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển của răng và xương thai nhi. Trong tháng thứ 4 của thai kỳ, nhu cầu canxi của thai nhi đang tăng cao, do đó, mẹ bầu cần phải cung cấp đủ lượng canxi để bổ sung cho cả bản thân và thai nhi.
Mẹ bầu có thể dễ dàng tìm thấy canxi trong các loại thực phẩm như hàu, tôm, đậu phụ, sữa và sản phẩm từ sữa không béo, rau chân vịt, củ cải, hạt điều, cá hồi, cải xoong, sardine và rau cải bó xôi.
2.8 Vitamin
Bổ sung vitamin cho bà bầu
Ở tháng thứ 4 của thai kỳ, vitamin là chất dinh dưỡng quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí thông minh của thai nhi. Đây cũng là thời kỳ mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Một số loại thực phẩm giàu vitamin có thể kể đến là:
- Vitamin A: Có trong các thực phẩm như cà rốt, rau ngót, bắp cải, bí đỏ, cải xanh,…
- Vitamin C: Có trong các loại rau và hoa quả như ổi, cam, chanh, cà chua, bưởi, quýt, kiwi, dứa, dâu tây, rau cải xoong, rau cải bó xôi,…
- Vitamin D: Có trong cá hồi, cá thu, cá ngừ, trứng, sữa và các chế phẩm làm từ sữa.
- Vitamin E: Có trong các loại hạt như hướng dương, hạt lựu, hạt dẻ, dầu ô liu,..
- Vitamin B6: Có trong thực phẩm như cá biển, thịt gà, thịt vịt, chuối, đậu phộng, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
- Vitamin B12: Có trong thịt gia cầm, thịt bò, sữa và các chế phẩm làm từ sữa, gan, trứng,..
2.9 Bổ sung thức ăn giàu DHA
Bầu 4 tháng nên ăn gì? Câu trả lời cuối cùng trong danh sách này là thực phẩm giàu DHA. DHA là một dạng của omega-3, đây là một loại axit béo có vai trò quan trọng trong phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.
Mẹ bầu có thể tìm và bổ sung các thực phẩm giàu dha vào chế độ ăn uống hàng ngày, bao gồm cá như cá trích, cá hồi, cá thu.Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại thực phẩm bổ sung DHA bằng các sản phẩm làm từ cá như dầu cá, cá viên DHA hoặc các sản phẩm bổ sung DHA dành riêng cho bà bầu.
Tuy nhiên, bạn không thể bổ sung DHA một cách bừa bãi. Bạn nên tham khảo và xin ý kiến từ chuyên gia, bác sĩ để đảm bảo bạn cung cấp đủ lượng DHA cần thiết cho thai kỳ.
3. Một số món ăn nên kiêng cử
Mẹ bầu tuyệt đối tránh những món chưa được nấu chín
Bên cạnh những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung thì cũng cần lưu ý hạn chế một số loại thực phẩm sau để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của thai nhi:
- Các loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn: Mẹ bầu tuyệt đối không ăn các sản phẩm chưa được làm chín như sushi, sashimi, hải sản sống, thịt tái, sữa chưa được tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa không đồng nhất.
- Caffeine: Hạn chế sử dụng cafe, trà, các loại nước ngọt chứa cafein, nước tăng lực,... Bạn chỉ được sử dụng không quá 200mg cafe mỗi ngày, tương đương với một tách nhỏ.
- Đồ uống có cồn: Việc mẹ bầu sử dụng đồ uống có cồn trong thai kỳ sẽ kìm hãm sự phát triển của thai nhi, nặng hơn có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, chết lưu hoặc con sinh ra sẽ mắc hội chứng rối loạn phổ rượu thai nhi, ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của trẻ.
- Thực phẩm giàu đường: Hạn chế uống nước ngọt, bánh ngọt, đồ ăn nhanh,.. vì dễ gây tiểu đường thai kỳ. Thay vào đó, mẹ bầu hãy tập trung ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác.
- Thực phẩm có nồng độ muối cao: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối như đồ đóng hộp, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhanh và các loại gia vị có hàm lượng muối cao.
- Cam thảo: Đây là loại thảo mộc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và trí tuệ của thai nhi. Tệ hơn thì có thể gây sảy thai, chết lưu thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
- Phô mai xanh (blue cheese): Các loại phô mai xanh, phô mai mềm có thể chứa vi sinh vật như vi khuẩn, vi khuẩn listeria… gây ngộ độc thực phẩm. Điều ảnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé, vì vậy, mẹ bầu không nên ăn các loại phô mai xanh.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(9 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm