Top 7 thuốc bôi chống dị ứng, mẩn ngứa hiệu quả
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Tìm hiểu về tình trạng dị ứng, mẩn ngứa
Da là rào chắn bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại từ môi trường như tia UV, bụi bẩn, cũng là nơi chứa các tế bào của hệ thống miễn dịch. Các tế bào đó có thể bắt đầu phản ứng dây chuyền dẫn tới viêm da, dị ứng, mẩn ngứa, phát ban,...
Trong đó, dị ứng là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với những chất không gây hại gây kích ứng hệ miễn dịch. Các phản ứng dị ứng này xảy ra nhanh chóng, là một hình thức quá mẫn loại I (xảy ra tức thì) của chứng quá mẫn cảm.
Có nhiều nguyên nhân dị ứng khiến cho bạn bị mẩn ngứa khắp người như dị ứng mỹ phẩm, thức ăn, thuốc,... với biểu hiện là nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu ở những vùng da dùng thuốc, mỹ phẩm hoặc trên toàn bộ cơ thể; hoặc do bệnh bên trong cơ thể biểu hiện ra mẩn ngứa bên ngoài.
Một số nguyên nhân gây dị ứng, nổi mẩn ngứa trên da:
- Do da khô, thiếu nước (có thể do nhiệt độ ngoài trời, hút thuốc, thiếu vitamin cần thiết ch/o cơ thể,..) gây kích ứng, có thể dẫn tới đóng vảy, ngứa và nứt nẻ, tạo phản ứng gãi.
- Mẩn ngứa do côn trùng cắn: kiến, ong, muỗi có thể cắn gây phát ban, các triệu chứng thường gặp bao gồm sưng, nổi mẩn đỏ, ngứa ở vị trí bị cắn
- Mẩn ngứa do dị ứng thuốc: một số loại thuốc có thể gây phát ban ngứa, phản ứng dị ứng này có thể xuất hiện ngay từ lần đầu tiên sử dụng thuốc hoặc chậm hơn sau một vài lần. Khi gặp trường hợp này bạn nên lưu ý để gặp bác sĩ và xin được tư vấn loại thuốc khác phù hợp hơn
- Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh như Amoxicillin có thể gây phát ban ngứa trên da. Nổi mẩn ngứa do phản ứng với thuốc có thể xuất hiện ngay từ lần đầu tiên hoặc biểu hiện sau một vài lần sử dụng. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và đổi loại thuốc phù hợp.
- Dị ứng thực phẩm: khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các chất có trong đồ uống, đồ ăn nạp vào cơ thể, phản ứng dị ứng sẽ xảy ra. Phản ứng này có thể xảy ra sau khi ăn vài phút cho tới vài tiếng, với những triệu chứng như nổi mề đay, hắt hơi, khó thở, buồn nôn,...
- Viêm da dị ứng: là tình trạng phát ban liên tục, thường xảy ra ở những vùng da gập như trên mắt cá chân, dưới đầu gối, dưới hai bên nách,...khiến da dày lên, cũng có thể nổi mụn nhỏ quanh các nang lông giống như nổi da gà.
- Viêm da tiếp xúc gây mẩn ngứa: do da tiếp xúc với các chất gây kích ứng da.
- Do bệnh hắc lào, zona, vảy nến,.... hoặc do bệnh lý gan thận, tuyến giáp, tiểu đường từ trước.
Dị ứng mẩn ngứa trên da có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân
2. Các loại thuốc bôi chống dị ứng mẩn ngứa
Có hai loại thuốc bôi chống dị ứng mẩn ngứa được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất là thuốc kháng Histamin H1 và thuốc Corticoid.
2.1. Thuốc kháng histamin H1
Trong cơ thể người, đích tác động của Histamin gồm thụ thể H1 và H2. Trong đó H1 có ở nhiều loại tế bào như cơ trơn hô hấp, bạch cầu, mạch máu,... còn H2 có tại tế bào thành dạ dày. Histamin là chất chất trung gian quan trọng trong phản ứng dị ứng. Khi tác nhân dị ứng xâm nhập vào cơ thể, histamin sẽ được phóng thích tác động lên thụ thể histamin H1 gây phản ứng dị ứng dẫn tới một loạt các biểu hiện dị ứng; tác động lên thụ thể H2 gây tăng tiết acid dịch vị dạ dày.
Các thuốc kháng histamin có tác dụng đối kháng cạnh tranh với histamin tại thụ thể tương ứng, được phân ra thành 2 loại, tùy vào sự đối kháng đó diễn ra trên thụ thể histamin H1 hay H2. Thuốc kháng histamin H1 được coi là lựa chọn đầu tay và an toàn trong điều trị dị ứng, mẩn ngứa (trong khi thuốc kháng histamin H2 dùng để điều trị viêm loét dạ dày)
Histamin là một amin dị vòng quan trọng trong việc sản sinh một số phản ứng của cơ thể.
Thuốc kháng histamin H1 có nhiều loại trên thị trường hiện nay, chủ yếu là thuốc thế hệ 1 và thế hệ 2, trong đó:
Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1: là các thuốc kháng histamin cổ điển, bao gồm Diphenhydramin, Promethazin, Alimemazin, Cyproheptadin, Clorpheniramin, Dexchlorpheniramin, Dimethinden,... là các thuốc qua được hàng rào máu não, tác dụng phụ gây buồn ngủ khi sử dụng. Vì vậy thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 chống chỉ định cho người lái xe và vận hành máy móc. Thời gian tác dụng của thuốc ngắn, nên người dùng cần uống thuốc nhiều lần trong ngày.
Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2: gồm các thuốc Cetirizin, Fexofenadin, Acrivastin, Loratadin, Astemizol,... thuốc thế hệ 2 ra đời như một bước cải tiến, có ít tác dụng an thần hơn, đồng thời giúp giảm các tác dụng phụ khác mà khi người bệnh sử dụng thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 có thể gặp phải (trừ Cetirizin và Fexofenadin). Chính vì lý do này nên thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 được sử dụng rộng rãi hơn trong điều trị. Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi dùng thuốc là buồn nôn, chóng mặt, táo bón, mờ mắt,..
2.2 Corticoid
Thuốc Corticoid (hay còn gọi là thuốc Corticosteroid) là thuốc có chứa Cortisol hoặc dẫn xuất Cortisol, có tác dụng ức chế miễn dịch, cân bằng nội tiết tố, giảm viêm,... gồm những thuốc Betamethasone, Dexamethasone, Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone, Hydrocortisone,....
Nhóm thuốc này nằm trong danh mục thuốc kê đơn, được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như dị ứng mẩn ngứa, bệnh vảy nến, chàm, mề đay, sốc phản vệ,... Khi sử dụng thuốc Corticoid có thể gặp các tác dụng không mong muốn là hôi miệng, kích ứng niêm mạng mũi, chảy máu mũi,.. nên tránh tự ý sử dụng, cần phải có sự kê đơn của bác sĩ. Ngoài dạng kem bôi ngoài da, corticoid còn có các dạng dùng kháng như xịt mũi, dạng uống, thuốc nhỏ mắt,...
Cấu trúc hóa học của nhân Corticosteroid - có vai trò quan trọng trong điều hòa chuyển hóa các chất và duy trì chức năng sống.
3. Top 7 thuốc bôi chống dị ứng, mẩn ngứa hiệu quả
Medigo app sẽ gợi ý cho mọi người 7 thuốc bôi chống dị ứng mẩn ngứa hiệu quả, được sử dụng phổ biến hiện nay.
3.1 Thuốc bôi Benadyl
Thuốc bôi Benadyl có thành phần chính là Diphenhydramin (dưới dạng Diphenhydramin hydroclorid), là chất kháng Histamin H1 thế hệ 1, được chỉ định sử dụng trong các trường hợp kích ứng da nhỏ, côn trùng cắn, bỏng nhẹ.
Không khuyến cáo sử dụng thuốc đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Liều dùng thuốc đối với người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên là bôi một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị tổn tổn thương, 6-8 tiếng/lần. Không sử dụng thuốc bôi Benadyl quá 3 ngày.
Vì chứa thành phần chính là Diphenhydramin nên sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ thường gặp ở chất kháng Histamin H1 thế hệ 1 như buồn ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, sợ hãi, thậm chí có thể rối loạn giấc ngủ, cảm cúm,... Không sử dụng thuốc trên vết thương lớn, người bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, màng nhầy và vùng da bị viêm da cơ địa (Eczema)
Thuốc bôi Benadyl 10g
3.2 Kem bôi chống dị ứng Hidem Cream
Trong Hidem Cream chứa Betamethason (một hoạt chất chống viêm Corticoid), gentamicin (một kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid) có tác dụng diệt khuẩn, Clotrimazol (một loại thuốc kháng nấm). Betamethason làm giảm các triệu chứng sưng tấy, dị ứng mẩn ngứa, cùng với các thành phần kháng sinh và chống nấm, kem bôi Hidem Cream có tác dụng giảm viêm ngứa khó chịu, chống bội nhiễm da và kháng khuẩn
Người bị viêm da dị ứng sử dụng thuốc bôi 2 lần/ngày vào hai buổi sáng và tối, không ép băng kín khi bôi. Khi dùng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như phát ban, nóng rát, bong tróc da nếu bôi không đúng cách. Không sử dụng thuốc đối với vùng mắt.
Kem bôi chống dị ứng Hidem Cream 15g
3.3 Kem bôi da Fucicort Cream
Thành phần của kem bôi Fucicort Cream có Acid Fusidic, betamethasone (dưới dạng Betamethasone valerate) và các tá dược vừa đủ. Trong đó Betamethasone là một hoạt chất chống viêm Corticoid có tác dụng tại chỗ với hiệu quả nhanh, còn acid fusidic có tác dụng bề mặt mạnh, ức chế miễn dịch, từ đó giảm dị ứng, chống viêm, và thành phần Acid Fusidic không ảnh hưởng tới vùng da lành.
Fucicort Cream giúp làm giảm triệu chứng viêm da, chống dị ứng, mẩn ngứa. Tác dụng kháng khuẩn của Acid Fusidic kết hợp với giảm ngứa, kháng viêm của Betamethasone Valerate.
Chống chỉ định sử dụng kem bôi Fucicort Cream đối với người bị dị ứng với các thành phần của thuốc, người bị viêm da quanh miệng, bị nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn lao, virus,...
Kem bôi Fucicort Cream là một thuốc bôi phổ biến có chứa thành phần Corticoid.
3.4 Kem bôi trị nhiễm khuẩn ngoài da Fluocinolone Acetonide
Thành phần chính của thuốc là Fluocinolone acetonide - một corticoid tổng hợp có hiệu lực từ thấp tới trung bình. Fluocinolone acetonide ngăn ngừa hoạt động của các chất gây viêm và vi khuẩn, từ đó giúp cơ thể cải thiện các triệu chứng của dị ứng, mẩn ngứa, sưng rát, sưng viêm,...
Thuốc được chỉ định sử dụng ngắn hạn cho trường hợp dị ứng, mẩn ngứa, ngứa dai dẳng, viêm da tiếp xúc, vảy nến (trừ dạng vảy nến lan rộng), bôi 1 lớp kem lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày 1 lần. Nếu tình trạng dị ứng nặng, có thể sử dụng thuốc mỗi ngày 2 lần.
Chống chỉ định sử dụng kem bôi trị nhiễm khuẩn Fluocinolone acetonide đối với người bị mụn trứng cá đỏ, ung thư da, giang mai, nhiễm khuẩn do nấm; người bị dị ứng với thuốc Corticoid và bất kì thành phần nào khác của thuốc. Không sử dụng thuốc đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Kem bôi trị nhiễm khuẩn ngoài da Fluocinolone Acetonide 15g
3.5 Thuốc bôi trị viêm da dị ứng Phenergan
Thuốc trị viêm da dị ứng Phenergan hiện nay trên thị trường được bán chủ yếu dưới 2 dạng bào chế là kem bôi và siro uống.
Hoạt chất chính của thuốc Phenergan là Promethazin (dưới dạng Promethazin hydroclorid), là thuốc kháng histamin thế hệ đầu tiên, được sử dụng để điều trị dị ứng, cải thiện tình trạng mẩn ngứa, tăng sinh quá mức histamin, kích ứng da do côn trùng đốt và tia X,
Chống chỉ định sử dụng thuốc cho người bị nhiễm trùng da, có vết thương hở trên da.
Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng kem bôi Phenergan cũng giống như gặp khi sử dụng thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1: chóng mặt, mờ mắt, nghẹt mũi, buồn ngủ, ù tai,... nên không sử dụng thuốc cho người phải lái xe và vận hành máy móc để tránh gây tai nạn không đáng có.
Thuốc bôi trị viêm da dị ứng Phenergan 10g
3.6 Thuốc bôi Hydrocortisone Cream 1% điều trị dị ứng mẩn ngứa
Thành phần chính của thuốc là Hydrocortisone 1%, thuộc nhóm corticoid nhẹ, khá lành tính và phù hợp cho nhiều trường hợp như dị ứng, viêm ngứa da, mẩn ngứa,... có thể dùng thuốc để điều trị viêm da mạn tính.
Công dụng: Chống viêm, cấp ẩm cho da, làm dịu vết mẩn ngứa. Có thể được dùng để điều trị viêm da mạn tính.
Mọi người làm sạch vùng da bị mẩn ngứa rồi bôi lên da một lớp mỏng 3-4 lần/ngày.
Thuốc bôi điều trị dị ứng mẩn ngứa Hydrocortisone Cream 1%
3.7 Thuốc viêm da dị ứng Tacrolimus Ointment
Thuốc mỡ Tacrolimus Ointment trị viêm da dị ứng từ vừa tới nặng.
Thành phần chính của thuốc là Tacrolimus (dưới dạng tacrolimus monohydrate) là thuốc ức chế miễn dịch mạnh, có tác dụng điều trị và phòng ngừa cho các bệnh nhân chống dị ứng, viêm da cơ địa, có 2 loại hàm lượng 0,1% và 0,3%. Thường thuốc Tacrolimus Ointment được sử dụng ở 0,1%, đối với dạng còn lại sẽ dùng khi liệu pháp truyền thống không thích hợp, hoặc hàm lượng 0,1% bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ.
Thuốc bôi trị viêm da dị ứng Tacrolimus Ointment
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi chống dị ứng, mẩn ngứa tại nhà
Khi sử dụng thuốc bôi chống dị ứng, mẩn ngứa tại nhà, mọi người cần lưu ý những điều sau:
- Đối với những loại thuốc kê đơn, tuyệt chỉ sử dụng để chữa bệnh dị ứng, mề đay, mẩn ngứa khi được bác sĩ chỉ định. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ kể cả thuốc không kê đơn, thông báo cho bác sĩ về những thuốc đã từng dị ứng, các sản phẩm đang dùng kể cả thuốc hay thực phẩm chức năng.
- Không sử dụng thuốc bôi dị ứng quá liều, tự thay đổi liều dùng vì có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Không lạm dụng thuốc bôi chống dị ứng, mẩn ngứa tại nhà.
- Không sử dụng thuốc đối với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, hoặc người thuộc đối tượng chống chỉ định
- Cần thông báo với bác sĩ hoặc tới ngay cơ sở y tế nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc, hoặc bệnh có chuyển biến nặng hơn.
- Kết hợp với chế độ sinh hoạt - dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, hạn chế chất kích thích và thực phẩm quá mặn, quá ngọt. Dành thời gian nghỉ ngơi, giảm stress, để bản thân thư giãn
- Vệ sinh cá nhân bằng những sản phẩm phù hợp, không chà xát mạnh hay gãi ở vùng da bị tổn thương.
5. Biện pháp hỗ trợ điều trị khác
Ngoài sử dụng thuốc bôi ngoài da, một số cách hỗ trợ điều trị dị ứng mẩn ngứa tại nhà mà mọi người có thể áp dụng như:
- Chườm lạnh: giúp mạch máu co lại, giảm máu vận chuyển tới vùng da bị tổn thương, từ đó làm dịu vùng da bị tổn thương, phù hợp với những trường hợp dị ứng do phấn hoa, mỹ phẩm, dị ứng với lông chó mèo
- Sử dụng nha đam: nha đam chứa vitamin, các acid amin, nước và giàu chất chống oxy hóa nên được sử dụng phổ biến để làm dịu da, ức chế vi khuẩn.
- Bổ sung đủ nước cho da: giúp thải độc gan, cải thiện các triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy,..
- Tham khảo bài thuốc nam chữa dị ứng: chọn các loại cây lành tính như kim ngân, cam thảo,.. tuy nhiên khá tốn thời gian và hiệu quả chậm so với thuốc tân dược.
- Uống nước trà xanh, tắm lá trà xanh: trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, kháng viêm, kháng khuẩn nên rất hiệu quả trong việc cải thiện dị ứng da, được áp dụng rộng rãi trong các trường hợp rôm sảy, viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mề đay,...
Bài viết trên đây, Medigo app gợi ý cho mọi người 7 thuốc bôi chống dị ứng mẩn ngứa hiệu quả, cũng như một số các biện pháp hỗ trợ điều trị tình trạng viêm da dị ứng tại nhà.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(7 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm