Tổng hợp 5+ thuốc bôi trị bỏng dầu ăn hiệu quả
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Xử lý khi bị bỏng dầu ăn tại nhà
Khi bị bỏng dầu ăn tại nhà, cần thực hiện ngay các biện pháp sơ cứu. Đâу chính là cách tốt nhất để giúp ᴠết thương nhanh chóng được làm lành đồng thời làm giảm cho bạn cảm giác đau rát ᴠà hạn chế phồng rộp trên da.
Ban đầu ngaу khi bị bỏng dầu ăn bạn nên хả vết thương bằng nước lạnh. Việc хả nước lạnh giúp làm dịu ᴠết bỏng hiệu quả ᴠà giúp ᴠết phỏng không bị ѕâu và lan rộng ra các vùng khác.
Nên xả nước lạnh trực tiếp lên vết bỏng ngay sau khi bị bỏng để tránh vùng bỏng lan rộng
Cần xả vết thương nên được thực hiện trong ᴠòng 30 - 40 phút, cho đến khi thấу ᴠùng da bị bỏng hết cảm giác nóng rát khó chịu nữa. Sau đó, chúng ta cần thực hiện rửa ᴠết thương bằng nước muối ѕinh lý dùng gạc mỏng ѕạch băng ᴠết bỏng lại, ᴠà thaу băng đều đặn hàng ngàу.
Nếu nhận thấy vết bỏng sưng đỏ, đau nhức bạn nên sử dụng thêm thuốc kháng sinh để vết thương mau lành. Trong trường hợp vết thương vẫn chảy máu, mủ nhiều bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Khi bị bỏng dầu ăn nên và không nên làm gì?
Khi bị bỏng dầu ăn thì nên thực hiện đúng các biện pháp sơ cứu trước rồi mới đến việc điều trị bỏng. Dưới đây là những việc làm cần lưu ý khi bỏng dầu:
- Không chọc vỡ bọng nước
Khi bị bỏng có thể ở miệng vết bỏng của bạn sẽ xuất hiện các bọng nước đây chính là các bọng chứa dịch viêm của vết thương. Bạn cần chú ý tránh làm vỡ các bọng nước này vì chúng sẽ làm mức độ tổn thương và nhiễm trùng huyết cao hơn nhiều.
- Không chườm đá lạnh lên vết bỏng
Để làm mát vết bỏng nhanh chóng, mọi người thường nghĩ đến việc đắp nước lạnh, chườm đá lên vết thương. Tuy nhiên, đây chính là một sai lầm vì các tinh thể đá sẽ làm đông cứng các tế bào, gây tình trạng hoại tử ướt. Từ đó khiến vết thương của bệnh nhân sẽ nặng thêm, nguy hiểm và khó xử lý hơn.
- Không bôi kem đánh răng lên vết bỏng
Dân gian truyền tai nhau về việc xử lý bỏng bằng kem đánh răng bởi sau khi thoa mọi người thường cảm thấy sự the mát, sảng khoái. Thế nhưng việc sử dụng kem đánh răng bôi lên vết bỏng làm dịu vết thương nhanh chóng lại là một sai lầm. Trong kem đánh răng có chứa một lượng kiềm vì vậy chúng sẽ gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm làm trầm trọng thêm vết bỏng của bạn như bỏng kiềm, đau rát và có thể hoại tử vùng da đó.
- Không bôi lòng đỏ trứng, nước mắm vào vết bỏng
Theo chuyên gia lòng đỏ trứng và nước mắm khi sử dụng lên vết bỏng không có tác dụng điều trị. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng và nước mắm còn khiến vết thương có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng rất cao. Đặc biệt nước mắm có lượng muối cao vì vậy sẽ làm tăng tính thấm của vết thương, dễ dẫn đến hoại tử.
- Không nên bôi mỡ trăn vào vết bỏng
Mỡ trăn là mỡ động vật nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Bôi mỡ trăn vào vết bỏng, nhất là những vết thương có nốt phồng rộp bị vỡ có thể gây hoại tử da.
3. Khi nào cần sử dụng thuốc bôi trị bỏng dầu ăn
Tùy vào cấp độ của các vết bỏng mà cách thức điều trị sẽ khác nhau. Nếu bạn chỉ bị bỏng ở mức nhẹ 1 và 2 thì có thể tự mình điều trị ở nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong khi đó, những vết bỏng ở độ 3 và 4 thì nên được điều trị tại bệnh viện. Bởi lẽ, đây là những tình trạng bỏng nặng và có liên quan đến hệ thần kinh và xương khớp của người bệnh. Dưới sự chăm sóc và điều trị của các bác sĩ chuyên khoa, những vết bỏng nặng sẽ nhanh chóng phục hồi. Ngược lại, nếu bạn chủ quan và tự ý điều trị ở nhà thì có thể để lại những biến chứng và hậu quả khôn lường khi bị bỏng nặng.
Cách bôi thuốc trị bỏng cơ bản theo các bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương nhằm loại bỏ các vi khuẩn và da chết ở vết bỏng.
- Bước 2: Thoa lên vết bỏng một lớp kem bạc sulfadiazin 1% mỏng để phòng ngừa nhiễm trùng và giúp cho vết thương nhanh hồi phục. Bạn nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đã được vô trùng để bôi thuốc lên vết bỏng. Trong trường hợp bạn phải bôi một lớp kem dày thì cần sử dụng thanh que đè lưỡi để lấy thuốc và bôi lên vết thương.
- Bước 3: Sử dụng một miếng gạc vô trùng và đắp lên trên vết thương. Bạn cũng có thể dùng những miếng gạc có tẩm thuốc để đắp lên vết thương ngay sau khi vệ sinh bằng nước muối sinh lý. Ưu điểm nổi bật của gạc tẩm thuốc là không gây dính, việc thay băng cũng dễ dàng hơn và vết thương nhanh chóng hồi phục.
- Bước 4: Nếu vết bỏng có chảy nhiều dịch thì sau khi dùng thuốc bôi bỏng, bạn có thể đắp lên đó một lớp bông hoặc một lớp gạc sạch rồi cố định lại. Thuốc bỏng và gạc cần được thay 2 lần/ngày để đảm bảo hiệu quả.
Việc bôi thuốc bỏng nên dừng lại sau khi lớp da bỏng bị bong ra và có một lớp da non mới xuất hiện. Lúc này bạn cũng không cần dùng gạc để băng vùng da bị bỏng lại.
4. Một số thuốc bôi trị bỏng dầu ăn nhanh lành
4.1 Kem bôi da Yoosun rau má
Kem bôi da Yoosun rau má là một trong những sản phẩm được nhiều người lựa chọn và sử dụng để làm dịu đau rát, chống thâm, tránh sẹo khi bị bỏng dầu ăn ở mức độ nhẹ. Kem bôi da Yoosun rau má mang lại nhiều lợi ích cho làn da như ngăn ngừa sự lão hóa do tác động của tia UV và oxy hóa. Ngoài ra, còn có tác dụng giữ ẩm cho da, giúp da luôn mịn màng, giảm ngứa rát, kích thích lên da non làm nhanh liền các vết thương, tránh để lại thâm sẹo.
Cách dùng: Sử dụng 2-3 lần/ngày, thoa kem Yoosun rau má vào buổi sáng, trưa và tối hoặc theo hướng dẫn.
4.2 Thuốc mỡ trị bỏng Maduxin
Thuốc mỡ trị bỏng Maduxin là thuốc bôi dạng mỡ, dùng bôi trực tiếp lên vết thương. Lớp thuốc mỡ tạo thành lớp kháng khuẩn giữa vết thương và môi trường, thúc đẩy quá trình làm lành vết bỏng, giúp tránh các tác nhân gây hại cho vết bỏng.
Cách dùng: làm sạch vết bỏng, sau đó bôi trực tiếp thuốc trị bỏng Maduxin và băng kín, thay băng 1-2 lần/ ngày.
Thuốc mỡ trị bỏng Maduxin có tác dụng kháng khuẩn tốt, giảm đau, giảm tiết, mau lành vết bỏng mà không để lại sẹo, giá thành phù hợp. Sản phẩm dùng được cho trẻ nhỏ, không gây kích ứng da, phù hợp với mọi loại da.
Tuy nhiên thuốc mỡ trị bỏng Maduxin có nhược điểm là chưa có nghiên cứu về tác dụng của thuốc đối với phụ nữ mang thai và cho con bú nên cần hạn chế. Trong quá trình sử dụng có thể có tác dụng phụ như gây ban đỏ da, nổi mẩn, nổi mề đay,...
4.3 Kem trị bỏng Silver Sulfadiazine 1%
Kem trị bỏng Silver Sulfadiazine 1%
Kem trị bỏng Silver Sulfadiazine 1% là thuốc bôi ngoài da để ngăn ngừa và điều trị nhiễm khuẩn vết thương, sử dụng điều trị trong các vết bỏng độ 2, độ 3.
Cách dùng: làm sạch vết bỏng rồi bôi lớp kem dày 1-3 mm vào vết bỏng, ngày bôi 1-2 lần
Kem trị bỏng Silver Sulfadiazine 1% có ưu điểm là có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, hiệu quả nhanh chóng, ngăn ngừa viêm nhiễm tại vết bỏng. Tuy nhiên sản phẩm có nhược điểm là có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn ( ngứa, nóng bỏng, mày đay...). Không dùng thuốc cho phụ nữ gần đến ngày đẻ, trẻ đẻ non hoặc trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi.
4.5 Tuýp bôi bỏng Biafine
Tuýp bôi bỏng Biafine là thuốc da liễu thường được sử dụng để điều trị các vết bỏng độ 1, độ 2 và không dùng cho các vết thương chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
Cách dùng: thông thường, bôi 2 - 3 lần mỗi ngày, bôi cách đều, xoa nhẹ để nhũ tương thấm vào da.
Tuýp bôi bỏng Biafine có ưu điểm là có hiệu quả cao khi làm dịu vết bỏng, giảm phồng rộp và ngăn vết bỏng lan ra giúp cho vết bỏng mau lành và hạn chế để lại sẹo, sản phẩm dùng được cho cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên tuýp bôi bỏng Biafine có nhược điểm là không sử dụng cho vết bỏng đã nhiễm trùng.
4.6 Gel trị bỏng Burnova Gel Plus
Gel trị bỏng Burnova Gel Plus có công dụng giảm sưng, giảm phồng rộp, ngăn ngừa nhiễm khuẩn; làm giảm và làm dịu cảm giác nóng rát cho vùng da bị bỏng; giúp tái tạo và làm lành vết bỏng, ngăn ngừa sẹo
Cách dùng: làm mát bằng nước lạnh rồi bôi trực tiếp gel lên da vùng bị bỏng.
Gel trị bỏng Burnova Gel Plus có tác dụng làm dịu cảm giác nóng rát nhanh chóng. Sản phẩm có thành phần tự nhiên, lành tính, an toàn, không gây kích ứng. Tuy nhiên, Gel trị bỏng Burnova Gel Plus chỉ phù hợp với các vết bỏng nhẹ (mức độ 1 và 2), sản phẩm có hiệu quả thấp với các vết bỏng nặng.
5. Lưu ý và biện pháp hỗ trợ điều trị khác
Để việc điều trị bỏng có hiệu quả, cần lưu ý một số điều sau:
- Vệ sinh vết bỏng hàng ngày: Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vết bỏng, giúp tẩy rửa vi trùng và phần da chết khỏi bề mặt vết thương.
- Bôi thuốc điều trị bỏng đủ dày và phủ kín vết thương.
- Băng vết bỏng bằng gạc vô trùng. Không nên băng vết bỏng quá chặt. Thay băng hàng ngày.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt bổ sung thêm vitamin c và vitamin e giúp làm lành nhanh vết thương.
Nếu muốn vết bỏng nhanh lành và nhanh mờ sẹo, bạn có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ điều trị khác như:
- Sử dụng cây lá bỏng: Lấy 2 - 3 lá bỏng giã nát rồi đắp lên vết sẹo bỏng dầu ăn, dùng băng y tế băng lại khoảng 30 phút sau đó rửa sạch với nước. Lá bỏng giúp tái tạo da mới cho vùng da bỏng nhanh chóng liền lại.
- Dùng nha đam: Chọn một nhánh nha đam lớn và cắt bỏ lớp vỏ xanh, lấy phần thịt trong suốt của nha đam rửa sạch để loại bỏ nhựa vàng. Sau đó xay nhuyễn phần gel nha đam và sử dụng nó bôi trực tiếp lên vùng da bỏng đã được làm sạch, kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn. Sau khoảng 15 phút, bạn rửa sạch lại với nước mát. Dùng nha đam chữa bỏng dầu ăn mỗi tuần từ 3 – 4 lần đến khi vết bỏng được cải thiện.
- Sử dụng nghệ tươi: Nghệ tươi đem rửa sạch thái thành các lát mỏng. Làm sạch vùng da bị bỏng dầu mỡ, sau đó bạn chỉ cần đắp lát nghệ tươi trực tiếp lên vùng da tổn thương. Sau 10 phút, bỏ lát nghệ ra và rửa sạch lại da với nước mát. Sử dụng nghệ tươi với tần suất 2 lần mỗi tuần. Lưu ý, chỉ nên dùng nghệ tươi khi vết bỏng đã bắt đầu lên da non.
Medigo app vừa chia sẻ cách xử trí khi bị bỏng dầu ăn, các thuốc trị bỏng dầu ăn nhanh chóng, hiệu quả và cách sử dụng thuốc trị bỏng. Hy vọng bài viết đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn trong việc xử lý các tình huống bị bỏng dầu ăn.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(10 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm