lcp

Top 5 thuốc trị đau bụng hiệu quả nhanh và an toàn

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

Ths.BS Võ Trần Minh Trí

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát, Tim mạch, Tiêu hóa, Hô hấp

Đau bụng là tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. Với phần lớn các trường hợp đều không quá đáng lo ngại về hậu quả, thuốc đau bụng được dùng nhiều trong mỗi gia đình như biện pháp đầu tiên khi tình trạng này xảy ra. Vậy cần sử dụng thuốc đau bụng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn cho cơ thể? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Những điều cần biết về thuốc đau bụng 

1.1 Đau bụng là gì? Nguyên nhân gây đau bụng

Đau bụng là triệu chứng khi một người cảm thấy khó chịu và đau ở phần bụng. 

Tình trạng này gây có thể đau nhói, đau từng cơn hoặc đau âm ỉ khắp bụng, với nhiều nguyên nhân như: ăn quá nhiều, đầy bụng khó tiêu, táo bón, ngộ độc thức ăn,... hoặc do các bệnh lý trước của người bệnh: kỳ kinh nguyệt, loét dạ dày - tá tràng, hội chứng ruột kích thích, sỏi mật, nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh Crohn,... 

1.2 Thuốc đau bụng là gì? Các nhóm thuốc đau bụng 

Thuốc đau bụng là thuốc giúp người bệnh giảm cơn đau bụng và giải quyết tình trạng tiêu chảy, được coi là một giải pháp được nghĩ tới đầu tiên khi gặp phải, để tránh đau bụng kéo dài gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe. 

Dựa theo nguyên nhân, có thể chia thuốc đau bụng thành các nhóm sau:

Thuốc chữa đau bụng do đường tiêu hóa: đau bụng đi ngoài, tiêu chảy khi lạnh bụng, ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm không phù hợp. Một số thuốc đau bụng đi ngoài phổ biến là Berberin, Cloroxit, Codein,...

đau bụng uống thuốc gì

Đau bụng đi ngoài là tình trạng khá phổ biến mà hầu hết ai cũng từng gặp phải

Thuốc chữa đau bụng kinh: Phần lớn phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt sẽ đau và khó chịu bụng. Trong trường hợp cơn đau dữ dội, cần áp dụng biện pháp điều trị bằng thuốc. Các nhóm thuốc chữa đau bụng kinh phổ biến;

  • Thuốc chống viêm không steroid (hay còn được gọi là NSAIDs): bằng cách ức chế prostaglandin - một chất trung gian được cơ thể nữ giới sản xuất nhằm kích thích tử cung co bóp trong kỳ kinh nguyệt. 
  • Thuốc giảm đau đơn thuần: thuốc chứa paracetamol, thường dùng trong trường hợp đau không quá nghiêm trọng. 
  • Thuốc chống co thắt: làm giãn cơ tử cung, giảm sự khó chịu của triệu chứng đau bụng
  • Thuốc tránh thai hằng ngày: ngoài tác dụng tránh thai, thuốc tránh thai hằng ngày còn giúp điều hòa nội tiết tố nữ, điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh cho phụ nữ.

2. Top 5 thuốc trị đau bụng hiệu quả nhanh 

2.1 Thuốc đau bụng Berberin

Berberin là thuốc phổ biến nhất, được xem là một giải pháp cứu cánh cho đau bụng đi ngoài, cũng là một trong những thuốc bán chạy trên thị trường. Berberin được chiết xuất từ thảo dược giàu Berberin như Vàng đắng, hoàng liên chân gà, Hoàng bá. Với thành phần tự nhiên, Berberin an toàn và phù hợp với đa số người sử dụng trong thời gian ngắn cả người lớn và trẻ nhỏ gặp vấn đề đường tiêu hóa. 

Nếu dùng quá liều berberin có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh,... nên người dùng cần tuân thủ liều điều trị theo tờ hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ định của bác sĩ. 

Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.

thuốc đau bụng

Viên nén Berberin 50mg 

2.2 Thuốc tiêu chảy Codein

Codein có thành phần chính là hoạt chất codein phosphat, chất này có tác dụng điều hòa nhu động ruột, giảm đau bụng và cầm tiêu chảy rất tốt. Đây là thuốc đau bụng con nhộng được bán phổ biến hiện nay. 

Thuốc chống chỉ định đối với người bị suy hô hấp, người có cơn hen cấp. Thận trọng với bệnh nhân bị tổn thương gan và thận.

Khi bị táo bón dùng Codein kéo dài, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi, đi tiểu khó khăn.

2.3 Thuốc đau bụng đi ngoài Loperamide

Loperamide cũng là một trong những thuốc trị tiêu chảy đem lại hiệu quả nhanh nhất, được nhiều bệnh nhân sử dụng. Thuốc có tác dụng giảm dịch hệ tiêu hóa, giảm nhu động ruột, hạn chế mất nước. Từ đó khiến phân đặc hơn, giảm đau bụng mà không gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương.

Thuốc Loperamide thường được sử dụng trong trường hợp tiêu chảy cấp đối với người từ 13 tuổi trở lên, chống chỉ định đối với tiêu chảy do dùng kháng sinh, đi ngoài có máu.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc đau bụng đi ngoài Loperamide là táo bón, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. 

thuốc giảm đau bụng

Thuốc Loperamide dùng trong tiêu chảy cấp

2.4 Thuốc chống co thắt Buscopan

Buscopan có chứa hoạt chất Hyoscine, là một chất có tác dụng giảm nhu động dạ dày - ruột, giảm tiết dịch, được dùng để chữa cơn đau bụng dữ dội, co thắt thực quản - bàng quang. Ngoài ra thuốc cũng được dùng cho trường hợp táo bón, điều trị viêm loét đại tràng, giảm triệu chứng co thắt ở những người mắc hội chứng ruột kích thích,...

các loại thuốc giảm đau bụng

Thuốc trị đau bụng Buscopan

2.5 Thuốc trị tiêu hóa, dạ dày Pepto Bismol

Pepto Bismol là thuốc chuyên trị các vấn đề tạm thời về tiêu hóa và tình trạng dạ dày khó chịu như tiêu chảy cấp, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,... Thuốc chứa thành phần chính là hoạt chất bismuth subsalicylate có tác dụng thúc đẩy quá trình co bóp của dạ dày nhằm tiêu hóa thức ăn, làm lành niêm mạc dạ dày, cải thiện tình trạng đi ngoài, đau dạ dày và các biểu hiện khó chịu liên quan. 

Không sử dụng Pepto Bismol nếu bệnh nhân bị tiêu chảy kèm sốt, phân đi ngoài có lẫn máu hoặc dịch nhầy, dị ứng aspirin. Chống chỉ định đối với người dưới 18 tuổi đang sốt, cúm hoặc thủy đậu.

Tác dụng phụ khi sử dụng Pepto Bismol: thường gặp trường hợp lưỡi và phân bị đen tạm thời. Khi ngưng dùng thuốc, sự đổi màu sẽ biến mất. 

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc đau bụng

Để đạt hiệu quả sử dụng thuốc đau bụng cao nhất cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng, tránh các tác dụng không mong muốn, cần lưu ý một số điều sau

  • “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” - nên tránh xảy ra các trường hợp dẫn tới tình trạng đau bụng tiêu chảy: chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Trước khi sử dụng, người bệnh nên đọc kỹ chỉ định, thành phần, liều dùng, cách dùng thuốc. Ngay khi có những biểu hiện nặng như sốt cao, phân kèm máu, tiêu chảy kéo dài (trên 2 ngày) cần dừng thuốc và tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ, thăm khám kịp thời
  • Sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết, không lạm dụng thuốc đau bụng

4. Một số giải pháp hỗ trợ giảm đau bụng hiệu quả

Một số mẹo giảm đau bụng tự nhiên tại nhà không cần dùng thuốc, người bệnh có thể cân nhắc tùy theo nguyên nhân, mức độ đau và mức độ ảnh hưởng của cơn đau bụng. 

  • Uống nhiều nước

Nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa, vì vậy có thể giảm đau bụng

  • Uống trà gừng, hoặc ăn gừng

Có thể sử dụng gừng để pha trà hoặc là một nguyên liệu chế biến thức ăn.

  • Ăn nhiều chất xơ, thực phẩm dễ tiêu hóa 

Khi đau bụng là do táo bón, người bệnh cần bổ sung chất xơ, điều chỉnh chế độ ăn sao cho khoa học.

  • Chườm ấm

Chườm ấm hoặc tắm nước ấm giúp thư giãn cơ bắp, giảm khó chịu. Cách này thường được sử dụng với phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt. 

Bài viết trên đây là những thông tin về thuốc đau bụng phổ biến cũng như lưu ý khi sử dụng thuốc. Hy vọng mọi người chọn được thuốc an toàn, phù hợp với mục đích sử dụng để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống hằng ngày. 

Đánh giá bài viết này

(4 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm