Top 7 tác dụng của Khoai Tây đối với sức khỏe
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Khoai tây chưa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể
Khoai tây là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Một củ khoai tây nướng khoảng 173 gam, nếu tính cả vỏ, cung cấp (2):
- Calo: 161
- Chất béo: 0,2 gam
- Protein: 4,3 gam
- Tinh bột: 36,6 gam
- Chất xơ: 3,8 gam
- Vitamin C: 28% RDI
- Vitamin B6: 27% RDI
- Kali: 26% RDI
- Mangan: 19% RDI
- Magiê: 12% RDI
- Phốt pho : 12% RDI
- Niacin: 12% RDI
- Folate: 12% RDI
Hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây có thể khác nhau tùy thuộc vào giống và cách chế biến. Ví dụ, chiên khoai tây bổ sung nhiều calo và chất béo hơn là nướng. Điều quan trọng cần lưu ý là vỏ khoai tây chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất. Gọt vỏ khoai tây có thể làm giảm đáng kể hàm lượng dinh dưỡng (1, 3).
2. Khoai tây chứa chất chống oxy hóa
Khoai tây rất giàu các hợp chất như flavonoid, carotenoid và axit phenolic (4). Những hợp chất này hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể, có chức năng vô hiệu hóa phân tử gây hại (được gọi là gốc tự do). Bởi vì nếu các gốc tự do tích tụ, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và ung thư (5).
Đã có nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa trong khoai tây có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư gan và ruột kết (6). Tuy nhiên, hầu hết các bằng chứng này là từ một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Cần có thêm nghiên cứu dựa trên con người trước khi đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào về sức khỏe.
3. Khoai tây giúp tăng khả năng kiểm soát lượng đường trong máu
Khoai tây giúp tăng khả năng kiểm soát đường trong máu
Khoai tây chứa một loại tinh bột đặc biệt được gọi là tinh bột kháng. Tinh bột này không bị phân hủy mà được cơ thể hấp thụ hoàn toàn, sau đó di chuyển đến ruột già và trở thành nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột (7).
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của tinh bột kháng đối với sức khỏe, bao gồm giảm hiện tượng kháng insulin, từ đó, cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Trong một nghiên cứu trên động vật, những con chuột được cho ăn tinh bột kháng, tình trạng kháng Insulin giảm đi, cho nên cơ thể của chúng sẽ loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu hiệu quả hơn (8).
Một nghiên cứu về những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy, ăn thực phẩm có tinh bột kháng giúp loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu tốt hơn (9). Khoai tây đã luộc đem bảo quản trong tủ lạnh và ăn lúc nguội (10) sẽ giúp tăng hàm lượng tinh bột kháng cho cơ thể, từ đó giảm hiện tượng kháng insulin và cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
4. Khoai tây giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa
Tinh bột kháng trong khoai tây cũng có thể nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa. Khi di chuyển đến ruột già, loại tinh bột này sẽ trở thành thức ăn cho các lợi khuẩn ở đường ruột. Cụ thể, những vi khuẩn này tiêu hóa và biến tinh bột kháng thành axit béo chuỗi ngắn (11). Các axit béo chuỗi ngắn này chính là thức ăn ưa thích của vi khuẩn đường ruột (12, 13).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit béo chuỗi ngắn sau khi được chuyển hóa có thể làm giảm viêm, tăng cường khả năng phòng vệ của ruột kết và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng (14). Hơn nữa, chúng còn hỗ trợ tốt cho các bệnh nhân mắc chứng rối loạn viêm ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và viêm túi thừa (15).
5. Khoai tây không chứa Gluten tự nhiên
Khoai tây thích hợp cho chế độ ăn không chứa gluten
Gluten là một loại protein có nhiều trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch... Khi hấp thụ gluten, hầu hết chúng ta không bị các triệu chứng bất thường. Tuy nhiên, nếu những người mắc bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten không celiac ăn các thực phẩm chứa gluten, họ có thể cảm thấy khó chịu. Và một số triệu chứng xảy ra đối với nhóm người này bao gồm đau bụng dữ dội, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, nổi mẩn da… (16, 17).
Hiện nay, chế độ ăn không chứa gluten là một chế độ ăn phổ biến trên toàn thế giới. Nếu bạn áp dụng chế độ này, có thể thêm khoai tây vào bữa ăn hàng ngày. Đây là loại thực phẩm không chứa gluten tự nhiên, nên sẽ không gây ra các triệu chứng khó chịu như trên.
6. Khoai tây giúp tăng cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân
Ngoài cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoai tây còn là loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân vì có thể tăng cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn. Lượng chất xơ, tinh bột lành mạnh, protein cùng các vitamin và khoáng chất trong khoai tây sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu, nhờ đó điều chỉnh lượng tinh bột hấp thụ vào cơ thể, hạn chế cơn đói (18) cực kỳ hiệu quả.
Ngoài ra, có một số minh chứng cho thấy, có một loại protein trong khoai tây được gọi là chất ức chế proteinase II (PI2), có thể hạn chế sự thèm ăn. Loại protein này giúp tăng cường giải phóng cholecystokinin (CCK), một dạng hormone thúc đẩy cảm giác no (19).
7. Khoai tây là nguyên liệu dễ chế biến
Khoai tây không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất ngon và dễ chế biến. Bạn có thể chế biến loại rau củ này theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như luộc, nướng và hấp. Tuy nhiên, nếu chiên với nhiều dầu có thể làm tăng hàm lượng calo đáng kể.
Thay vào đó, bạn nền cắt lát khoai tây, nướng với một chút dầu ô liu nguyên chất và rắc thêm một ít gia vị. Trong quá trình chế biến, để giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng tối đa, bạn không nên loại bỏ vỏ khoai tây nhé.
Nhìn chung tác dụng của khoai tây khá nhiều và đa dạng, đây là thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe. Bổ sung khoai tây một cách hợp lý trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ giúp bạn tăng khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tăng khả năng miễn dịch và hỗ trợ chống lão hóa.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(7 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm